Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu?
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Tính tiền chậm nộp tiền phạt
a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
2. Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
b) Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;
c) Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.
Như vậy, thông qua quy định trên thì mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Lưu ý:
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt về hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức xử phạt về hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
[1] Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
[2] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
[3] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
[4] Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn như sau:
[1] Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
[2] Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
- Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng;
- Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
[3] Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định;
- Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;
- Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;
- Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;
- Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.
[4] Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp nào không phải khai nộp thuế GTGT năm 2024?
- Tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai cuối năm 2024 thế nào? Thuế sử dụng đất có thuộc các khoản thu ngân sách từ đất đai?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày 25/1/2025? Có được nộp tờ khai thuế GTGT vào Mùng 6 Tết không?
- Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất được hướng dẫn bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS như thế nào?
- Từ 25/12/2024, tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chịu thuế TNCN không?
- Hướng dẫn điền Mẫu 05-2/BK-QTT-TNCN Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Tổng hợp 4 lần được giảm thuế giá trị gia tăng VAT xuống 8 phần trăm?
- Từ ngày 1/1/2025, đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu phí sử dụng đường bộ ra sao?
- Người nộp thuế TNCN có được giảm trừ gia cảnh khi con đang học thạc sĩ không?