Mức thuế môn bài hiện nay là bao nhiêu?

Mức thuế môn bài đang được áp dụng như thế nào?

Mức thuế môn bài hiện nay là bao nhiêu?

(1) Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1.1) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

(1.2) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

Lưu ý: Mức thu lệ phí môn bài đối với 02 tổ chức trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nếu có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

(1.3) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

(2) Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi Điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP), cụ thể như sau:

(2.1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.

(2.2) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.

(2.3) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(3) Mức thu lệ phí môn bài đối với một số trường hợp khác:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP)

(3.1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

- Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

- Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

(3.2) Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Tiểu mục thuế môn bài 2024 như thế nào?

Tiểu mục thuế môn bài 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai phải nộp thuế môn bài?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP người nộp lệ phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài) là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, bao gồm:

(1) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

(2) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

(3) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

(4) Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

(5) Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

(6) Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại (1), (2), (3), (4) và (5) (nếu có).

(7) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài như sau:

- Người nộp thuế môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp thuế môn bài nộp hồ sơ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền thuế môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp thuế môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Thuế môn bài
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế môn bài hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục văn bản quy định về thuế môn bài gồm những văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiểu mục thuế môn bài 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn nộp thuế môn bài năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế môn bài 1 năm đóng mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào phải nộp tờ khai thuế môn bài?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 36
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;