Mức thu phí bảo vệ môi trường với khí thải từ 05/01/2025?
Mức thu phí bảo vệ môi trường với khí thải từ 05/01/2025?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải như sau:
(1) Đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải
- Mức thu phí cố định (f): 3.000.000 đồng/năm. Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì mức thu phí tính cho 01 quý là f/4.
- Trường hợp cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành hoặc cơ sở xả khí thải đang hoạt động trước ngày Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành:
Số phí phải nộp = (f/12) x thời gian tính phí (tháng) |
Trong đó: Thời gian tính phí là thời gian kể từ tháng tiếp theo của tháng Nghị định 153/2024/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải đang hoạt động) hoặc tháng bắt đầu đi vào hoạt động (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) đến hết quý hoặc hết năm.
(2) Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải
- Mức thu phí cố định (f): 3.000.000 đồng/năm.
- Mức thu phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải như sau:
+ Bụi: 800 đồng/tấn
+ NOx (gồm NO2 và NO): 800 đồng/tấn
+ SOx: 700 đồng/tấn
+ CO: 500 đồng/tấn
- Tại mỗi dòng khí thải của cơ sở xả khí thải, nồng độ một chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải có giá trị trung bình (tính trong kỳ nộp phí) thấp hơn 30% so với nồng độ chất đó được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương (nếu có): Mức thu phí biến đổi đối với chất đó bằng 75% số phí phải nộp tính theo công thức xác định số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong dòng khí thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
- Tại mỗi dòng khí thải của cơ sở xả khí thải, nồng độ một chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải có giá trị trung bình (tính trong kỳ nộp phí) thấp hơn từ 30% trở lên so với nồng độ chất đó được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương (nếu có): Mức thu phí biến đổi đối với chất đó bằng 50% số phí phải nộp tính theo công thức xác định số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong dòng khí thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
- Căn cứ để xác định mức thu phí quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP là kết quả quan trắc khí thải (tự động, liên tục hoặc định kỳ) và quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương về nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải (nếu có).
Mức thu phí bảo vệ môi trường với khí thải từ 05/01/2025? (Hình từ Internet)
Quy định đối với tổ chức thu phí sau khi các cơ sở nộp phí bảo vệ môi trường với khí thải?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 153/2024/NĐ-CP (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định về quy định đối với của tổ chức thu phí sau khi các cơ sở nộp phí bảo vệ môi trường với khí thải như sau:
(1) Thẩm định Tờ khai phí
- Thời hạn thẩm định: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Tờ khai phí của cơ sở xả khí thải, tổ chức thu phí thực hiện thẩm định Tờ khai phí.
- Căn cứ thẩm định Tờ khai phí là: Số liệu kê khai của người nộp phí; kết quả đo đạc của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; kết quả kiểm tra, thanh tra gần nhất. Trường hợp có nhiều số liệu thì sử dụng kết quả quan trắc gần nhất của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong kỳ nộp phí.
- Trường hợp số phí phải nộp theo kết quả thẩm định khác với số phí người nộp phí đã kê khai, nộp thì tổ chức thu phí ban hành Thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 153/2024/NĐ-CP gửi người nộp phí, chậm nhất trong 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định. Trường hợp số phí phải nộp thấp hơn số phí đã kê khai, nộp thì người nộp phí thực hiện bù trừ số phí nộp thừa vào số phí phải nộp của kỳ sau theo quy định. Trường hợp số phí phải nộp cao hơn số phí đã kê khai, nộp thì người nộp phí phải nộp bổ sung số phí còn thiếu cho tổ chức thu phí.
(2) Chậm nhất ngày 25 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được (bao gồm cả số tiền phí thu qua tài khoản chuyên thu phí, tiền chậm nộp phí (nếu có) và tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí) của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước của tổ chức thu phí.
- Hằng quý, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, tổ chức thu phí thực hiện kê khai số tiền phí thu được theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 8 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
- Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải: Nộp theo Chương của tổ chức thu phí, Mục 2600 - Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Tiểu mục 2618 - Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải của Mục lục ngân sách nhà nước.
- Tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí của tổ chức thu phí mở tại các tổ chức tín dụng: Nộp theo Chương của tổ chức thu phí, Mục 4900 - Các khoản thu khác, Tiểu mục 4949 - Các khoản thu khác của Mục lục ngân sách nhà nước, cùng số tiền phí phải nộp trong tháng phát sinh.
- Hằng năm, chậm nhất là ngày 31 tháng 3, tổ chức thu phí thực hiện quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Người nộp phí bảo vệ môi trường với khí thải là ai?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định về quy định người nộp phí bảo vệ môi trường với khí thải như sau:
Đối tượng chịu phí và người nộp phí
...
2. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, người nộp phí bảo vệ môi trường với khí thải bao gồm:
- Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu);
- Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết);
- Cơ sở lọc, hoá dầu;
- Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than;
- Nhà máy nhiệt điện;
- Cơ sở sản xuất xi măng;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc nội dung nêu trên.
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?
- Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?
- Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?
- Phương thức giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan thuế là gì?
- Mức nộp lệ phí môn bài của hộ kinh doanh 2025 là bao nhiêu? Hộ kinh doanh nộp lệ phí môn bài năm 2025 khi nào?
- Quỹ tiền thưởng Tết cho công chức viên chức theo Nghị định 73 được xác định như thế nào? Tiền thưởng Tết Ất Tỵ 2025 của công chức viên chức có phải đóng thuế không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Nhà nước? Thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào?