Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế ra sao?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế là gì?
Theo khoản 1 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế?
Theo khoản 3 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;
- Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế ra sao? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế ra sao?
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
* Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Theo khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:
- Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế;
- Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019;
- Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải quan 2014;
- Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;
- Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
- Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
* Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019:
Người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.
* Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019:
- Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bao gồm:
+ Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
+ Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.
- Cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan; phát hiện khi thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan, kiểm tra sau thông quan và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định;
- Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019 và cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
* Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 đối với trường hợp sau đây:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
+ Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?
- 08 dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại không chịu Thuế GTGT từ 01/07/2025?
- Những nội dung thay đổi về thủ tục hoàn thuế từ năm 2025?
- Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến? Cá nhân bán hàng trực tuyến phải đóng những loại thuế gì?
- Link mua hàng Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến? Đoàn viên hiện nay đóng đoàn phí bao nhiêu?
- Từ 01/01/2025 áp dụng biện pháp cưỡng chế nào cho người nộp thuế có tiền thuế nợ?
- Bổ sung đối tượng là chủ hộ kinh doanh nợ thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh từ 01/01/2025?
- Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?
- Mức thu phí bảo vệ môi trường với khí thải từ 05/01/2025?
- Có phải lập hóa đơn điều chỉnh khi hóa đơn sai sót địa chỉ người mua?