Mức đóng thuế môn bài 2025 đối với hộ kinh doanh dạy thêm là bao nhiêu?

Khi đăng ký dạy thêm theo mô hình hộ kinh doanh thì giáo viên cần phải đóng lệ phí môn bài như thế nào?

Mức đóng thuế môn bài 2025 đối với hộ kinh doanh dạy thêm là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì mức thu lệ phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài) đối với hộ kinh doanh dạy thêm được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm.

- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Lưu ý: Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh dạy thêm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mức tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 đối với hộ kinh doanh dạy thêm ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 thì mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển được nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
4. Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
5. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
7. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.

Như vậy, khi hộ kinh doanh dạy thêm chậm nộp lệ phí môn bài 2025 thì:

Số tiền chậm nộp = Số tiền lệ phí môn bài chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp

Lưu ý: Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển được nộp vào ngân sách nhà nước.

Mức đóng thuế môn bài 2025 đối với hộ kinh doanh dạy thêm là bao nhiêu?

Mức đóng thuế môn bài 2025 đối với hộ kinh doanh dạy thêm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Giáo viên công lập có được đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29?

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm được quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Như vậy, giáo viên tại các trường công lập không được đăng ký hộ kinh doanh để dạy thêm ngoài nhà trường.

Tuy nhiên, giáo viên tại các trường công lập có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;