Mua bán hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì mới được lập hóa đơn?
Mua bán hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì mới được lập hóa đơn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
...
Đồng thời, dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ cụ thể như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Như vậy, thông qua quy định trên khi mua bán hàng hóa dù là có giá trị bao nhiêu thì cũng có thể được lập hóa đơn, bao gồm là khuyến mại, quảng cáo, biếu, tặng cho...Tuy nhiên hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không được lập hóa đơn.
Mua bán hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì mới được lập hóa đơn? Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa có phải là hành vi trốn thuế không? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa có phải là hành vi trốn thuế không?
Căn cứ theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về hành vi trốn thuế như sau:
Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì việc không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa là hành vi trốn thuế.
Những hành vi bị cấm trong việc lập hóa đơn?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm trong việc xuất hóa đơn như sau:
- Đối với công chức thuế
+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
- Tổng thời hạn áp dụng thuế tự vệ tối đa là mấy năm?
- Hướng dẫn điền Mẫu C1-02/NS Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước?
- Dịch vụ cấp tín dụng được hưởng mức thuế suất giá trị gia tăng 0%? Ai là người nộp thuế GTGT?
- Mẫu thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn giấy là mẫu nào?
- Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa dùng để quảng cáo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bán hàng hóa cho khách hàng nhưng chưa thu tiền thì có phải lập hóa đơn hay không?
- Tổng hợp bảng tra mức án phí dân sự đối với vụ án dân sự hiện nay?
- Việc khám nơi cất giấu tài liệu liên quan hành vi trốn thuế được tiến hành khi nào?
- Thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản là khi nào?
- Mẫu biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế mới nhất?