Miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức được áp dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định pháp luật, trong trường hợp nào thì được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức?

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

- Ngoài ra, thuế xuất khẩu sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
...
3. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi, không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức.
...

Như vậy, miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức được áp dụng trong trường hợp người xuất cảnh đáp ứng các điều kiện sau:

- Xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp.

- Có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

- Hành lý không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.

Miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức được áp dụng trong trường hợp nào?

Miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức được áp dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục miễn thuế xuất khẩu được thực hiện theo trình tự nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục miễn thuế như sau:

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan
...
3. Thủ tục miễn thuế:
a) Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
b) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
c) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế kê khai chi tiết hàng hóa trên tờ khai hải quan. Trường hợp không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan, người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này và đính kèm tờ khai hải quan. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
...

Như vậy, thủ tục miễn thuế được được thực hiện theo trình tự như sau:

- Bước 1: Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.

- Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. Nếu xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.

- Bước 3: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.

Miễn thuế xuất khẩu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng thuốc lá điếu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của người xuất cảnh và người nhập cảnh là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ thành phần cấu thành của sản phẩm gia công xuất khẩu đều được miễn thuế xuất khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức được áp dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 07 Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?
Tác giả:
Lượt xem: 21

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;