Mẫu tờ khai hải quan theo quy định mới nhất là mẫu nào?
Tờ khai hải quan theo quy định mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 có định nghĩa về thuật ngữ tờ khai hải quan là văn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó Thông tư 38/2015/TT-BTC, tờ khai hải quan có 2 mẫu dành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Mẫu HQ/2015/XK và Mẫu HQ/2015/NK, cụ thể:
Mẫu HQ/2015/XK quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC: TẢI VỀ
Mẫu HQ/2015/NK quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC: TẢI VỀ
Mẫu tờ khai hải quan theo quy định mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Tiền thuế hải quan hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 46/2020/NĐ-CP định nghĩa về tiền thuế hải quan như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống ACTS là hệ thống công nghệ thống tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN, hỗ trợ cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN tính tiền thuế hải quan, tiền bảo lãnh và trao đổi thông tin thu hồi nợ thuế hải quan trên cơ sở quy định tại Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan (sau đây gọi là Nghị định thư 7).
2. Tờ khai quá cảnh hải quan là tờ khai hải quan điện tử gồm các chỉ tiêu thông tin mà người khai hải quan phải khai khi thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.
Một tờ khai quá cảnh hải quan chỉ được sử dụng để khai báo cho hàng hóa quá cảnh được vận chuyển trên một phương tiện vận tải của một hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
3. Chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh (viết tắt là TAD) là tờ khai quá cảnh hải quan đã được cơ quan hải quan điểm đi phê duyệt và in ra từ Hệ thống ACTS.
4. Hành trình quá cảnh là hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh từ một cơ quan hải quan tại điểm đi đến một cơ quan hải quan tại điểm đích thông qua Hệ thống ACTS.
5. Bảo lãnh quá cảnh là sự đảm bảo của người bảo lãnh về thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong hành trình quá cảnh.
6. Bảo lãnh một hành trình là việc người bảo lãnh cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về toàn bộ tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong một hành trình quá cảnh.
7. Bảo lãnh nhiều hành trình là việc người bảo lãnh cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về toàn bộ tiền thuế hải quan có thể phát sinh của nhiều hành trình quá cảnh.
8. Người bảo lãnh là pháp nhân hoặc thể nhân cam kết với cơ quan hải quan nước đi, cơ quan hải quan nước quá cảnh, cơ quan hải quan nước đến về việc phải thanh toán bất kỳ khoản tiền thuế hải quan có thể phát sinh theo yêu cầu của cơ quan hải quan tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
9. Người bảo lãnh tại Việt Nam (trong trường hợp hàng hóa quá cảnh xuất phát từ Việt Nam qua các nước ASEAN khác) là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đảm bảo cam kết với cơ quan hải quan Việt Nam, cơ quan hải quan nước quá cảnh, cơ quan hải quan nước đến về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp khoản tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
10. Cơ quan bảo lãnh là cơ quan được các nước thành viên ASEAN tham gia Nghị định thư 7 chỉ định thực hiện phê duyệt người bảo lãnh và giám sát việc bảo lãnh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh. Cơ quan bảo lãnh tại Việt Nam là cơ quan hải quan.
11. Tiền thuế hải quan là tiền thuế nhập khẩu, thuế khác và các khoản phí, lệ phí phải nộp phát sinh đối với hàng hóa quá cảnh trong quá trình vận chuyển.
...
Theo quy định trên có thể thể hiểu rằng tiền thuế hải quan là khoản tiền thuế nhập khẩu, thuế khác và các khoản phí, lệ phí phải nộp phát sinh đối với hàng hóa quá cảnh trong quá trình vận chuyển.
Tiền thanh toán tiền thuế hải quan sử dụng đồng tiền gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về việc đồng tiền bảo lãnh và đồng tiền nộp thuế:
- Đồng tiền bảo lãnh: Trường hợp hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh là đồng Việt Nam.
Các trường hợp khác thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của nước đi.
- Đồng tiền nộp thuế: Đồng tiền thanh toán tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
- Kiểm tra viên chính thuế là ai?
- Trung tâm tin học có chịu thuế GTGT không?
- Thuế GTGT đối với dịch vụ điều trị nội nha là bao nhiêu?
- Máy thu hoạch lúa ngô có phải chịu thuế GTGT không?
- Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?
- Biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế như thế nào?
- Có được kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi công ty có doanh thu trên 1 tỷ đồng trong năm không?
- Gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024: Các doanh nghiệp có thể được gia hạn theo Nghị định 64?