Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200?

Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như thế nào về mẫu thuyết minh báo cáo tài chính?

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200?

Căn cứ khoản 1 Điều 115 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính như sau:

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.

Đồng thời, căn cứ Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, theo đó tùy thuộc vào loại báo cáo tài chỉnh sẽ có các Bản thuyết minh báo cáo tài chính tương ứng như sau:

- Đối với Báo cáo tài chính năm: Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là Mẫu số B 09 - DN.

Tải về Mẫu số B 09 - DN file word.

Tải về Mẫu số B 09 - DN file excel.

- Đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ: Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc là Mẫu số B 09a – DN.

Tải về Mẫu số B 09a – DN.

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200?

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200? (Hình từ Internet)

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung như thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 115 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung như sau:

- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);

- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp thiếu tiền thuế do khai sai báo cáo tài chính thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn như sau:

Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;
d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này;
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Như vậy, doanh nghiệp nộp thiếu tiền thuế do khai sai báo cáo tài chính thì bị xử phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế và buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì doanh nghiệp không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Báo cáo tài chính
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 05-TT) mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót nộp báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2024 đối với Tổng công ty nhà nước là ngày 30/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo tài chính phải có chữ ký của ai theo Luật Kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính? Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế có bao gồm báo cáo tài chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là ngày mấy? Không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo tài chính Nhà nước được quy định như thế nào? Quy định về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính?
Tác giả:
Lượt xem: 350

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;