Mã định danh khoản phải nộp trong lĩnh vực thuế là gì?
Mã định danh khoản phải nộp trong lĩnh vực thuế là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC có định nghĩa Mã định danh khoản phải nộp trong lĩnh vực thuế như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. “Mã định danh khoản phải nộp (ID)” là một dãy các ký tự được tạo trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế, có tính duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc khoản phải nộp của người nộp thuế.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên hiểu đơn giản rằng mã định danh khoản phải nộp hay còn được viết tắt là (ID) là một dãy các ký tự được tạo ra trên ứng dụng quản lý của ngành thuế.
Mã định danh khoản phải nộp này chỉ được cấp duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc các khoản phải nộp.
Mã định danh khoản phải nộp trong lĩnh vực thuế là gì? (Hình từ Internet)
Khoản phải nộp có mã định danh khoản phải nộp (ID) thì dữ liệu về khoản thuế sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Thông tin trao đổi, cung cấp giữa cơ quan thuế với KBNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Cơ quan thuế cung cấp thông tin phục vụ thu, nộp NSNN qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
a) Cơ quan thuế có trách nhiệm cập nhật thường xuyên, đầy đủ, kịp thời các thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để hỗ trợ việc trao đổi thông tin thu, nộp NSNN, cụ thể:
a.1) Danh mục dùng chung phục vụ thu NSNN, bao gồm: Danh mục KBNN, Danh mục cơ quan thuế, Danh mục ngân hàng ủy nhiệm thu, Danh mục ngân hàng phối hợp thu, Danh mục tài khoản thu NSNN, Danh mục mã chương, Danh mục mã tiểu mục (mã nội dung kinh tế).
a.2) Dữ liệu về người nộp thuế bao gồm: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, mã chương, tên và mã cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
a.3) Dữ liệu về khoản thuế
- Trường hợp khoản phải nộp có mã định danh khoản phải nộp (ID), dữ liệu về khoản thuế bao gồm: Mã số thuế của người nộp thuế, tên người nộp thuế, mã định danh khoản phải nộp (ID), số tiền thuế phải nộp theo mã định danh khoản phải nộp (ID), mã và tên KBNN hạch toán thu.
- Trường hợp khoản phải nộp không có mã định danh khoản phải nộp (ID) thì dữ liệu khoản thuế bao gồm các thông tin sau: Mã số thuế của người nộp thuế, tên người nộp thuế, nội dung khoản phải nộp, số tiền phải nộp, loại tiền, số quyết định/thông báo của cơ quan có thẩm quyền đối với khoản phải nộp (nếu có), kỳ thuế, tên tài khoản nộp NSNN, mã và tên chương, mã và tên tiểu mục, mã và tên cơ quan quản lý thu, mã và tên địa bàn thu ngân sách, mã và tên KBNN hạch toán thu.
b) Định kỳ 2 lần/ngày đối với chứng từ nộp NSNN thành công đã được truyền đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cung cấp toàn bộ thông tin khoản đã nộp theo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để KBNN, ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản có cơ sở tra cứu phục vụ theo dõi, hạch toán. KBNN căn cứ chứng từ báo có của ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản và thông tin về khoản nộp NSNN theo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để KBNN thực hiện tra cứu, hạch toán thu NSNN.
Như vậy, trường hợp khoản phải nộp có mã định danh khoản phải nộp (ID) thì dữ liệu về khoản thuế sẽ gồm:
[1] Mã số thuế của người nộp thuế,
[2] Tên người nộp thuế,
[3] Mã định danh khoản phải nộp (ID),
[4] Số tiền thuế phải nộp theo mã định danh khoản phải nộp (ID),
[5] Mã và tên KBNN hạch toán thu.
Mã định danh khoản phải nộp được cấp để làm gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 1 Công văn 1483/TCT-KK năm 2023 quy định mã định danh khoản phải nộp được cấp để thực hiện các công việc như sau:
(1) Người nộp thuế sử dụng mã ID khoản phải nộp để thực hiện:
- Tra cứu tình hình xử lý nghĩa vụ thuế của NNT;
- Nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
- Tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại Cổng TTĐT của TCT.
(2) Kho bạc Nhà nước, Cổng dịch vụ công Quốc gia, ngân hàng:
- Truy vấn ID khoản phải nộp tại Cổng TTĐT của TCT;
- Sử dụng ID khoản phải nộp tại các thông báo nộp tiền do NNT cung cấp;
- Sử dụng ID khoản phải nộp để kê khai trên Bảng kê nộp tiền, Giấy nộp tiền để hỗ trợ NNT lập chứng từ nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước/ngân hàng;
- Sử dụng ID khoản phải nộp bằng phương thức điện tử qua các dịch vụ do KBNN/Cổng dịch vụ công Quốc gia/ngân hàng cung cấp.
(3) Cơ quan thuế sử dụng mã ID khoản phải nộp để:
- Sử dụng ID khoản phải nộp để theo dõi, quản lý nghĩa vụ thuế của NNT với các nội dung sau:
+ Tiếp nhận chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước có ID khoản phải nộp, xử lý bù trừ khoản phải nộp với khoản đã nộp theo ID.
+ Xử lý hồ sơ đề nghị tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước theo ID.
- Cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online? Người lao động là đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn 2 cách nộp mẫu 01/PLI Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Người lao động là Đoàn viên ở đơn vị lực lượng vũ trang nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm? Người lao động là Đoàn viên ở tổ chức xã hội phải đóng đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ mới nhất năm 2024?
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ là mẫu nào theo Thông tư 78?
- Thuế chuyển nhượng bất động sản năm 2024 là gi?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
- Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu phần trăm?