Lương bao nhiêu một tháng thì đóng thuế thu nhập cá nhân 35%?
Lương bao nhiêu một tháng thì đóng thuế thu nhập cá nhân 35%?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Theo đó, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân 35% áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong đó thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng và trên 960 triệu đồng/năm.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Và
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Lương bao nhiêu một tháng thì đóng thuế thu nhập cá nhân 35%? (Hình từ Internet)
Thuế suất thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Cụ thể, biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 như sau:
(1) Biểu thuế lũy tiến từng phần:
Căn cứ Điều 22 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 thì Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) thì thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014) và Điều 11 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 trừ đi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ.
(2) Biểu thuế toàn phần
Căn cứ Điều 23 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014) Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế | Thuế suất (%) |
Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 | 20 0,1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | 2 |
Lưu ý: Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007, cụ thể bao gồm:
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007.
Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần áp dụng đối với các thu nhập nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
...
Như vậy, biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công.
Theo đó, thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Lưu ý: Quy định liên quan đến việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh tại khoản 1 Điều 21 bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014.
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?