Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay điều chỉnh trong phạm vi nào?
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay điều chỉnh trong phạm vi nào?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 như sau:
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay điều chỉnh trong phạm vi về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế; người nộp thuế; căn cứ tính thuế; đăng ký, khai, tính và nộp thuế; miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
* Bên cạnh đó, về đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010) được quy định như sau:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Đồng thời tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về đối tượng không chịu thuế như sau
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay điều chỉnh trong phạm vi nào? (Hình từ Internet)
Ai là người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Theo Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:
- Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010.
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
- Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
+ Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
Tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp sẽ được tính theo công thức sau đây:
(1) Đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) (đồng)
Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:
Số thuế phát sinh (đồng) = Diện tích đất tính thuế (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất (%)
(2) Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất:
Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:
Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất
Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:
Số thuế phát sinh = Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất
(3) Trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng) x Thuế suất (%)
Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) = Tổng diện tích đất sử dụng x (Doanh thu hoạt động kinh doanh : Tổng doanh thu cả năm).
- Thời hạn bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công là khi nào?
- Cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế tối đa mấy người? Thành viên của Hội đồng tư vấn thuế hoạt động theo chế độ nào?
- Công ty có vốn điều lệ 11 tỷ thì đóng thuế môn bài bao nhiêu? Nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài ở đâu?
- Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng có được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Từ 01/7/2025, cá nhân không có số định danh cá nhân thì đăng ký thuế như thế nào?
- Hướng dẫn cách đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công năm 2025?
- Chậm nộp tờ khai thuế TNCN tháng 1 2025 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN tháng 1 2025 là ngày mấy? Hồ sơ khai thuế TNCN tháng 1 2025 gồm những gì?
- Chiến tranh thương mại là gì? Có phải chịu thuế xuất khẩu khi bán hàng vào khu kinh tế thương mại đặc biệt?
- Lịch nộp báo cáo thuế tháng 2 năm 2025? Chậm nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?