Loại hàng hóa nhập khẩu nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hàng hóa nhập khẩu nào?

Loại hàng hóa nhập khẩu nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC các loại hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau đây sẽ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

(1) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:

- Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

- Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

(2) Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

(3) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.

Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.

(4) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.

Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

(5) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.

(6) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.

(7) Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Loại hàng hóa nhập khẩu nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Loại hàng hóa nhập khẩu nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo Điều 4 Thông tư 195/2015/TT-BTC thì đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh Luật Doanh nghiệp 2020, và Luật Hợp tác xã 2023.

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ tiêu thụ đặc biệt.

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:

Hoàn thuế, khấu trừ thuế
1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;
d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.
2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất.
Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Như vậy, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:

- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;

- Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

- Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;

- Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng đối với thuốc lá điện tử hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe cứu thương có đóng thuế tiêu thụ đặc biệt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ massage có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán bài lá có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo giải pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô dưới 24 chỗ phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh casino có đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số tiểu mục thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán vé chơi gôn có đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Máy lạnh có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 37
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;