Lộ trình cải cách chính sách thuế ra sao theo Nghị quyết 98?

Nguyên tắc quản lý thuế hiện nay như thế nào? Cải cách chính sách thuế theo lộ trình ra sao theo Nghị quyết 98?

Lộ trình cải cách chính sách thuế ra sao theo Nghị quyết 98?

Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị 27-CT/TW năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW năm 2023 trong đó có nội dung về lộ trình cải cách chính sách thuế.

Theo Mục 4 Phần 2 Chương trình kèm theo Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2024 quy định:

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia
a) Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia, nhất là trong quản lý, sử dụng tài nguyên, ngân sách nhà nước và tài sản công.
- Tăng cường công tác quản lý thuế, đẩy nhanh lộ trình cải cách chính sách thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2022.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
- Có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đối với đất đai, tài nguyên, khoáng sản, giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tác động tiêu cực đến môi trường.
- Tăng cường công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, nguồn lực quốc gia...; nêu cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu đối với việc gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản công.
- Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện nghiêm chủ trương, mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2021 - 2026; tiếp tục hoàn thiện vị trí việc làm gắn với biên chế của khu vực công, tiết kiệm ngân sách nhà nước chi cho bộ máy, con người.
- Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, cải cách hành chính, xã hội hoá cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.
- Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước.
...

Theo đó để tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia thì lộ trình cải cách chính sách thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 sẽ được đẩy nhanh lộ trình, tăng cường công tác quản lý thuế.

Lộ trình cải cách chính sách thuế ra sao theo Nghị quyết 98?

Lộ trình cải cách chính sách thuế ra sao theo Nghị quyết 98? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc quản lý thuế hiện nay như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì hiện nay nguyên tắc quản lý thuế như sau:

- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?

Theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế gồm:

- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

Chính sách thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình cải cách chính sách thuế ra sao theo Nghị quyết 98?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh chính sách thuế về xuất khẩu sản phẩm clanhke xi măng theo Chỉ thị 28 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất chính sách thuế phù hợp đối với các hàng hoá có nguy cơ cho sức khỏe theo Quyết định 89 đúng không?
Tác giả:
Lượt xem: 32
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;