Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH ở TPHCM dịp Tết 2025? Thu nhập từ lương hưu có phải đóng thuế TNCN không?
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH ở TP HCM dịp Tết 2025?
Ngày 25/12/2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM đã công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Theo BHXH TPHCM, lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và tháng 2 năm 2025 vào cùng kỳ chi trả tháng 1 năm 2025 trên địa bàn TPHCM theo Công văn 4791/BHXH-TCKT năm 2024...Tải về. Cụ thể, BHXH TP.HCM sẽ chi trả qua hai hình thức như sau:
(1) Hình thức chi qua tài khoản cá nhân:
- Lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và tháng 2 năm 2025 sẽ được chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng từ ngày 02/01/2025 (do ngày 01/01/2025 là ngày nghỉ Tết Dương lịch).
Lương hưu, trợ cấp BHXH đợt 2 (đối với trường hợp được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 21/12/2024 - 17/01/2025) sẽ được chuyển trong ngày 23/01/2025.
(2) Hình thức chi bằng tiền mặt:
- Bưu điện TP.HCM tổ chức chi trả từ ngày 04/01/2025 - 25/02/2025 (trừ ngày nghỉ hằng tuần, lễ, tết theo quy định tạ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019).
- Do Tết Nguyên Đán năm 2025 nhằm ngày 29/01/2025 nên BHXH TP.HCM khuyến khích người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đến nhận sớm tại các điểm chi trả của Bưu điện TP.HCM trước ngày 25/01/2025.
Theo thống kê từ BHXH Việt Nam, hiện có hơn 3,3 triệu người trên toàn quốc đang nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng. Riêng tại TP.HCM có khoảng 260.000 người hưởng các chế độ này, trong đó, có gần 80% số người thụ hưởng đăng ký hình thức thụ hưởng chuyển khoản.
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH ở TP HCM dịp Tết 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Thu nhập từ lương hưu có phải đóng thuế TNCN không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014) có về thu nhập được miễn thuế bao gồm:
Thu nhập được miễn thuế
...
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
...
Như vậy, tiền lương hưu là một trong những thu nhập được miễn thuế TNCN.
Tiền đóng BHXH có được giảm trừ khi tính thuế TNCN?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, cụ thể như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
c) Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
...
Như vậy, tiền đóng BHXH (hoặc các khoản bảo hiểm tương tự đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài) thì sẽ được giảm trừ khi tính thuế TNCN.
- 2 hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
- Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Cho thuê nhà có cần xuất hóa đơn không? Cho thuê nhà mà không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng như thế nào?
- Ngày 8 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Biếu, tặng quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không?
- Lập và lưu trữ chứng từ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?