Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại mục (2).
Có thể thấy, hiện nay pháp luật không có giới hạn về độ tuổi nộp thuế. Do đó, lao động dưới 18 tuổi nếu có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì vẫn phải thực hiện nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Lao động dưới 18 tuổi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)
Thu nhập nào từ tiền lương, tiền công của người lao động chịu thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 về thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
(1) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
(2) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Lao động dưới 18 tuổi có được tự ký kết hợp đồng lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Căn cứ trên quy định, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, có thể thấy lao động dưới 18 tuổi được tự giao kết hợp đồng lao động nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó, trường hợp người dưới 15 tuổi thì phải có sự giao kết của người đại diện theo pháp luật của người đó.
- 30/4 1/5 năm 2025 nghỉ mấy ngày liên tiếp? Lịch nộp thuế trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 1/5 thì xử lý thế nào?
- Có phải đóng thuế TNCN khi trúng thưởng 20 triệu đồng nhưng chia thành 2 đợt nhận không?
- Mẫu 04.1-ĐK-TCT theo Thông tư 86 áp dụng cho đối tượng nào? Tải về mẫu 04.1-ĐK-TCT ở đâu?
- Mẫu 05-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế đối với cá nhân không kinh doanh trực tiếp đăng ký thuế theo Thông tư 86 như thế nào?
- Mẫu tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Bảo quản hóa đơn bán hàng được quy định ra sao?
- Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế đặt in sẽ bán cho những đối tượng nào?
- Các trường hợp nào khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ có phải báo cho cơ quan thuế?
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì khai quyết toán thuế tài nguyên theo năm hay theo tháng?