Kinh doanh hàng mã, vàng mã có được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Có được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh hàng mã, vàng mã?

Kinh doanh hàng mã, vàng mã có nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị đinh 108/2015/NĐ-CP về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
a) Đối với tàu bay, du thuyền quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại sử dụng cho mục đích dân dụng.
b) Đối với hàng mã quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.
c) Đối với kinh doanh đặt cược quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 2 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

Dẫn chiếu quy định tại điểm k khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì vàng mã, hàng mã là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, kinh doanh hàng mã, vàng mã phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.

Kinh doanh hàng mã, vàng mã chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Mục 1 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014), thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh hàng mã, vàng mã là 70%.

hàng mã

Kinh doanh hàng mã, vàng mã (Hình từ Internet)

Kinh doanh hàng mã, vàng mã có được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được hướng dẫn bỏi Điều 6 Nghị định 108/2015/NĐ-CP (Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP) bao gồm các trường hợp sau đây:

(1) Đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài;

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;

- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng thực tế tái xuất khẩu;

- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài;

- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật và đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.

Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất.

(2) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.

(3) Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.

(5) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

(6) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

(7) Hoàn thuế trong trường hợp số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu người kinh doanh hàng mã, vàng mã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc một các trường hợp nêu trên thì có thể được hoàn thuế đã nộp.

Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh hàng mã, vàng mã có được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Tác giả:
Lượt xem: 32

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;