Khu phi thuế quan trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nội địa có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không?

Khu phi thuế quan trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nội địa có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không? Đối tượng nào được phép hoạt động tại khu phi thuế quan?

Khu phi thuế quan trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nội địa có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không?

Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg quy định như sau:

Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa
1. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này.

Như vậy, quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa thì được xem là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nội địa có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không?

Khu phi thuế quan trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nội địa có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được phép hoạt động tại khu phi thuế quan?

Tại Điều 5 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg quy định như sau:

Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan
Các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Như vậy, các đối tượng sau được phép hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:

(1) Thương nhân Việt Nam;

(2) Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;

(3) Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

(4) Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Khu phi thuế quan có những chính sách thương mại gì?

Tại Chương 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg quy định về khu phi thuế quan có những chính sách thương mại sau:

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHU PHI THUẾ QUAN
Điều 6. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa
1. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này.
Điều 7. Vận chuyển hàng hóa
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển vào, ra khu phi thuế quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi
Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi tại khu phi thuế quan không bị hạn chế về số lượng và thời gian lưu giữ.
Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan
1. Đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa, trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan
1. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2. Hàng hóa chỉ được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu tại khu phi thuế quan có gắn với cảng biển.
Điều 11. Các hoạt động thương mại khác
Các hoạt động thương mại khác được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản pháp luật có liên quan.

Như vậy, các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan bao gồm:

1. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa

2. Vận chuyển hàng hóa

3. Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi

4. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan

5. Các hoạt động thương mại khác.

Khu phi thuế quan
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khu phi thuế quan trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nội địa có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhập khẩu xe 7 chỗ vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế TTĐB không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu phi thuế quan có được đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu phi thuế quan là gì? Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập vào thị trường trong nước có được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa từ khu phi thuế quan đáp ứng điều kiện gì thì được áp dụng thuế suất ưu đãi?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu phi thuế quan có phân định ranh giới rõ ràng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác có thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước áp dụng thuế suất nào?
Tác giả:
Lượt xem: 24

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;