Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa dùng để quảng cáo bị phạt bao nhiêu tiền?
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa dùng để quảng cáo bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, có thể thấy rằng đối với hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa dùng để quảng cáo có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa dùng để quảng cáo bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Có phân biệt giá trị hàng hóa khi lập hóa đơn khi bán hàng hóa không?
Căn cứ theo Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
3. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.
4. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì sẽ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Trường hợp giao hàng nhiều lần thì thời điểm lập hóa đơn là khi nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường hợp giao hàng nhiều lần thì thời điểm lập hóa đơn là mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
- 30/4 1/5 năm 2025 nghỉ mấy ngày liên tiếp? Lịch nộp thuế trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 1/5 thì xử lý thế nào?
- Có phải đóng thuế TNCN khi trúng thưởng 20 triệu đồng nhưng chia thành 2 đợt nhận không?
- Mẫu 04.1-ĐK-TCT theo Thông tư 86 áp dụng cho đối tượng nào? Tải về mẫu 04.1-ĐK-TCT ở đâu?
- Mẫu 05-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế đối với cá nhân không kinh doanh trực tiếp đăng ký thuế theo Thông tư 86 như thế nào?
- Mẫu tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Bảo quản hóa đơn bán hàng được quy định ra sao?
- Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế đặt in sẽ bán cho những đối tượng nào?
- Các trường hợp nào khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ có phải báo cho cơ quan thuế?
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì khai quyết toán thuế tài nguyên theo năm hay theo tháng?