Khoản chi trả thêm cho lao động thử việc có bị tính thuế TNCN hay không?

Công ty chi trả thêm một khoản tiền bảo hiểm cho thử việc (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) thì có bị tính thuế TNCN không?

Lao động thử việc có phải đóng thuế TNCN hay không?

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nêu về việc khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
...
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
2. Chứng từ khấu trừ
a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.
b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.

Như vậy việc khấu trừ thuế đối với lao động thử việc được thực hiện như sau:

(1) Đối với người lao động thử việc ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

(2) Đối với người lao động thử việc ký hợp đồng dưới 03 tháng thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên trường hợp này đối với người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi doanh nghiệp trả thu nhập để doanh nghiệp làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cho người lao động thuộc diện này.

Khoản chi trả thêm cho lao động thử việc có bị tính thuế TNCN hay không?

Khoản chi trả thêm cho lao động thử việc có bị tính thuế TNCN hay không? (Hình từ Internet)

Có phải chi trả thêm một khoản tiền bằng với tiền đóng bảo hiểm cho nhân viên thử việc không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thử việc như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Nếu công ty và người lao động thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc (không phải hợp đồng lao động) thì khi đó, các nội dung của hợp đồng thử việc mà hai bên giao kết phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, trong đó không có nội dung quy định về BHXH, BHYT và BHTN.

Đối với trường hợp người lao động và công ty thỏa thuận việc thử việc trong hợp đồng lao động thì lúc này căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 hai bên phải thực hiện đúng quy định về quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ khi ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thì người lao động phải tham gia BHXH. Và tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc trả thêm khoản đóng bảo hiểm xã hội vào tiền lương được người sử dụng lao động thực hiện khi người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Từ đó có thể xác định việc chi trả thêm một khoản tiền bằng với tiền đóng bảo hiểm cho nhân viên thử việc như sau:

(1) Thử việc ký hợp đồng thử việc: Công ty không phải đóng bảo hiểm, cũng không phải chi trả thêm một khoản bằng với tiền bảo hiểm vào lương cho nhân viên thử việc.

(2) Thử việc ký hợp đồng lao động:

- Trường hợp người lao động này thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thì công ty và người lao động phải đóng bảo hiểm theo quy định. Công ty không thanh toán thêm khoản tiền đóng bảo hiểm vào lương thử việc.

- Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thì công ty thực hiện chi trả thêm một khoản tiền bằng với khoản đóng bảo hiểm xã hội vào tiền lương thử việc.

Có tính thuế TNCN đối với khoản chi trả thêm cho lao động thử việc hay không?

Theo Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
...
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy việc doanh nghiệp chi trả thêm cho người lao động thử việc (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là phù hợp.

Về việc tính thuế TNCN đối với khoản chi trả thêm cho người lao động thì tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

Và theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
...
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

Như vậy việc doanh nghiệp chi trả thêm cho người lao động thử việc (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) cùng lúc với kỳ lương một khoản tiền thì đây được xác định là các khoản lợi ích bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công mà người lao động được hưởng, do đó khoản chi trả thêm này cho lao động thử việc sẽ bị tính thuế TNCN.

Tham khảo thêm nội dung hướng dẫn tại Công văn 32076/CTHN-TTHT năm 2021 về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản chi trả thêm cho lao động thử việc do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành.

Tính thuế tncn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 12 năm 2024? Tiền đóng BHXH có được giảm trừ khi tính thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ việc, xin thôi việc mới nhất 2025? Trợ cấp thôi việc có tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền đóng bảo hiểm y tế có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi trả thêm cho lao động thử việc có bị tính thuế TNCN hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không?
Tiền phụ cấp chuyên cần có tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công với cách mạng có tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản được xác định ra sao?
Tác giả:
Lượt xem: 90

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;