Khi nào lập tờ khai thuế TNDN theo quy định?

Tờ khai thuế TNDN lập khi nào theo quy định? Tờ khai thuế TNDN khi thực hiện quyết toán thuế năm là mẫu nào?

Khi nào lập tờ khai thuế TNDN theo quy định?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP)

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:
...
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này). Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.
Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế khai quyết toán năm trừ các trường hợp sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài khai theo tháng;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên và doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thì khai thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng (nếu trong tháng phát sinh nhiều lần).

Theo đó, tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

- Thời hạn khai thuế quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (tức là ngày 31/3) hoặc năm tài chính.

- Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế TNDN không thường xuyên và doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

+ Khai theo từng lần phát sinh: chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế;

+ Khai theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Khi nào lập tờ khai thuế TNDN theo quy định?

Khi nào lập tờ khai thuế TNDN theo quy định?

Tờ khai thuế TNDN khi thực hiện quyết toán thuế năm là mẫu nào?

Hiện nay, Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp doanh thu - chi phí khi khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm thì sử dụng Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo Mẫu 03/TNDN (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Tải Tờ khai thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN tại đây.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN là những khoản nào?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ;

+ Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;

+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh sân gôn, kinh doanh dịch vụ khác mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm là số tiền bên thuê tài sản, mua dịch vụ trả từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê tài sản, bên mua dịch vụ trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước;

+ Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;

+ Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;

+ Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ;

+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu.

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị;

+ Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân:

(i) Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng;

(ii) Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ của hợp đồng;

- Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả thưởng cho khách;

- Đối với kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ doanh thu bán dầu, khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ tính thuế;

- Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế;

Tờ khai thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế TNCN tháng 10/2024 dành cho tổ chức cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT kỳ tháng 9/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 24/KK-TNCN tờ khai thuế thu nhập cá nhân dành cho cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu tờ khai thuế đã nộp nhanh nhất? Thời hạn nộp tờ khai thuế là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế do ai quy định? Đăng ký thuế lần đầu có cần sử dụng tờ khai thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/gtgt mới nhất? Phương pháp khấu trừ thuế GTGT hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dụng của tờ khai thuế là gì? Hạn nộp tờ khai thuế quý 3 năm 2024 là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào lập tờ khai thuế TNDN theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào lập tờ khai thuế TNDN theo quy định?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 87

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;