Khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo Nghị định 123?

Theo Nghị định 123 thì khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ?

Khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo Nghị định 123?

Căn cứ tại điểm c khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung của hóa đơn
...
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
...

Theo đó, thông thường đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ”.

Tuy nhiên, đối với 2 trường hợp sau đây sẽ được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ như sau:

(1) Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ.

Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(2) Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

Khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo Nghị định 123?

Khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo Nghị định 123? (Hình từ Internet)

Xuất hóa đơn sai thời điểm bị xử phạt ra sao?

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

3

Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)

Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng

Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

Thời hiệu xử phạt hành chính về hóa đơn là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.

Xuất hóa đơn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất hóa đơn sai thời điểm thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao hàng trước xuất hóa đơn sau được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ đào tạo là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo Nghị định 123?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận chuyển bưu phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài thì xuất hóa đơn là 0% hay 10%?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhận tiền chạy quảng cáo cho sản phẩm của đối tác có phải xuất hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xăng có bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thu lãi tiền vay thì có xuất hóa đơn không?
Tác giả:
Lượt xem: 62

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;