Khai và nộp thuế GTGT trong trường hợp phân bổ thuế như thế nào?

Trong trường hợp phân bổ thuế thì khai và nộp thuế GTGT như thế nào?

Phân bổ thuế GTGT là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC giải thích phân bổ thuế GTGT là việc người nộp thuế GTGT khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được phân bổ thuế GTGT?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC về các trường hợp được phân bổ thuế GTGT bao gồm:

- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

- Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

- Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

- Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

Khai và nộp thuế GTGT trong trường hợp phân bổ thuế như thế nào?

Trường hợp nào được phân bổ thuế GTGT? (Hình từ Internet)

Khai và nộp thuế GTGT trong trường hợp phân bổ thuế như thế nào?

Khai và nộp thuế GTGT trong trường hợp phân bổ thuế được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

[1] Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT tập trung cho hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-3/GTGT ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

[2] Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

- Người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT và nộp hồ sơ khai thuế GTGT với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.

- Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế GTGT đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính.

[3] Đối với hoạt động xây dựng:

- Người nộp thuế là nhà thầu xây dựng, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính của người nộp thuế, bao gồm cả công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng.

Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì người nộp thuế không phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước tương ứng với số tiền thuế Kho bạc Nhà nước đã khấu trừ.

- Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế GTGT đã nộp tại tỉnh nơi có công trình xây dựng được bù trừ với số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính.

[4] Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

[5] Đối với nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT phát sinh của nhà máy thủy điện và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Phân bổ thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp phải thực hiện phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp phân bổ thuế tài nguyên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp hiện nay là mẫu nào? Các trường hợp nào được phân bổ GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân bổ thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khai và nộp thuế GTGT trong trường hợp phân bổ thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp phân bổ thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những phương thức phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp nào?
Tác giả:
Lượt xem: 300

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;