Khai thuế bảo vệ môi trường bằng những biểu mẫu nào?

Khi kê khai thuế bảo vệ môi trường thì sử dụng những biểu mẫu nào?

Khai thuế bảo vệ môi trường bằng những biểu mẫu nào?

Theo Mục 5 Phụ lục 2 Thông tư 80/2021/TT-BTC, mẫu biểu hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

- Mẫu 01/TBVMT: Tờ khai thuế bảo vệ môi trường. Tải về

- Mẫu 01-1/TBVMT: Phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với than. TẢI VỀ

- Mẫu 01-2/TBVMT: Phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp đói với xăng dầu. Tải về

Khai thuế bảo vệ môi trường bằng những biểu mẫu nào?

Khai thuế bảo vệ môi trường bằng những biểu mẫu nào? (Hình từ Internet)

Phân bổ thuế bảo vệ môi trường bằng những phương pháp nào?

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về phương pháp phân bổ thuế bảo vệ môi trường như sau:

- Phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với xăng dầu:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho từng tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc bằng (=) tổng số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh của các mặt hàng xăng dầu.

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo từng mặt hàng xăng dầu = số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của từng mặt hàng xăng dầu trên tờ khai thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu do đơn vị phụ thuộc bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế bảo vệ môi trường trên tổng sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế bảo vệ môi trường của người nộp thuế.

- Phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho từng tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ (%) sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ = Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ / Tổng sản lượng than tiêu thụ trong kỳ

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho tỉnh có than khai thác trong kỳ

=

Tỷ lệ (%) sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ

x

Sản lượng than mua của các đơn vị tại tỉnh nơi có than khai thác trong kỳ

x

Mức thuế tuyệt đối trên 1 tấn than tiêu thụ

Khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường như sau:

- Đối với xăng dầu:

Đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con của thương nhân đầu mối có kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối đóng trụ sở mà không hạch toán kế toán để khai riêng thuế bảo vệ môi trường thì thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu theo mẫu số 01-2/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:

Doanh nghiệp có hoạt động khai thác và tiêu thụ than nội địa thông qua hình thức quản lý và giao cho các công ty con hoặc đơn vị phụ thuộc khai thác, chế biến và tiêu thụ thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ than thực hiện khai thuế cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với than theo mẫu số 01-1/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Đối tượng nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

+ Xăng, trừ etanol;

+ Nhiên liệu bay;

+ Dầu diezel;

+ Dầu hỏa;

+ Dầu mazut;

+ Dầu nhờn;

+ Mỡ nhờn.

Xăng, dầu, mỡ nhờn là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).

Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.

- Than đá, bao gồm:

+ Than nâu;

+ Than an-tra-xít (antraxit);

+ Than mỡ;

+ Than đá khác.

- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu.

- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

- Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Khai thuế bảo vệ môi trường
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khai thuế bảo vệ môi trường bằng những biểu mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường bằng cách thức nào?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 38
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;