Kế toán thuế nội địa là gì?
Kế toán thuế nội địa là gì?
Kế toán thuế nội địa được giải thích theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa như sau:
Kế toán thuế nội địa là việc cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế.
Đối tượng của kế toán thuế nội địa là gì?
Đối tượng của kế toán thuế nội địa được quy định tại Điều 4 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
Điều 4. Đối tượng của kế toán thuế
1. Các khoản phải thu, đã thu, còn phải thu về thuế: Phản ánh số tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu của người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
2. Các khoản phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn thuế: Phản ánh số tiền thuế do cơ quan thuế phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
3. Các khoản miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế: Phản ánh số tiền thuế miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ do cơ quan thuế thực hiện.
Như vậy, đối tượng của kế toán thuế nội địa gồm:
[1] Các khoản phải thu, đã thu, còn phải thu về thuế;
[2] Các khoản phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn thuế;
[3] Các khoản miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế.
Kế toán thuế nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế nội địa được quy định thế nào?
Phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế nội địa được quy định tại Điều 5 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
[1] Phạm vi của công tác kế toán thuế trong tổ chức thực hiện hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế
Công tác kế toán thuế là một trong các chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế, sử dụng các kết quả của hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế khác đã hoàn thành xử lý để thực hiện công tác kế toán thuế theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC, bao gồm:
- Thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế
- Ghi sổ kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế nhằm ghi chép các thông tin đầu vào của kế toán thuế và chứng từ kế toán thuế tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC để hạch toán kế toán thuế, phản ánh các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh trong kỳ kế toán thuế, bao gồm việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thuế theo các quy định tại Mục 3, Chương II Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Lập báo cáo kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế hoặc bởi công chức làm công tác kế toán thuế để tổng hợp kết quả hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp (bao gồm số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ) theo quy định tại Mục 4 Chương II Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế là công việc của kế toán thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
[2] Nhiệm vụ của công tác kế toán thuế
- Thực hiện thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư 111/2021/TT-BTC để thực hiện ghi sổ kế toán thuế.
- Đối chiếu, kiểm tra số liệu đã hạch toán đảm bảo khớp đúng với thông tin đầu vào có nguồn gốc phát sinh từ các hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến công tác kế toán thuế.
- Trường hợp phát hiện sai sót trong quá trình hạch toán kế toán thuế thì phải xác định nguyên nhân và yêu cầu xử lý theo quy định tại Điều 14 Thông tư 111/2021/TT-BTC, Điều 16 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Lưu trữ, quản lý, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế trung thực, đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật về kế toán và quản lý thuế.
- Các nhiệm vụ của công tác kế toán thuế được Phân hệ kế toán thuế thực hiện tự động hoặc được công chức làm công tác kế toán thuế thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và theo thẩm quyền trên Phân hệ kế toán thuế.
[3] Nhiệm vụ của các bộ phận chức năng quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế
- Xử lý hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Kiểm soát xử lý dữ liệu của hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế theo quy định tại Quy chế quy định trách nhiệm về kiểm soát xử lý dữ liệu trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin cung cấp cho thông tin đầu vào của kế toán thuế theo quy định tại Điều 12 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Đối chiếu, rà soát dữ liệu hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế và các thông tin quản lý thuế với người nộp thuế đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Trường hợp phát hiện sai, sót hoặc điều chỉnh hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến công tác kế toán thuế làm ảnh hưởng đến thông tin hạch toán kế toán thuế thì phải xử lý, điều chỉnh kịp thời theo quy định.
- 2 hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
- Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Cho thuê nhà có cần xuất hóa đơn không? Cho thuê nhà mà không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng như thế nào?
- Ngày 8 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Biếu, tặng quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không?
- Lập và lưu trữ chứng từ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?