Kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ vào đầu hay cuối kỳ kế toán?

Vào đầu hay cuối kỳ kế toán thì kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ?

Kỳ kế toán được quy định như thế nào?

* Quy định chung về kỳ kế toán (Theo khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015)

Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:

- Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;

- Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;

- Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

* Quy định về kỳ kế toán trong một số trường hợp đặc biệt (Theo khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015)

- Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:

+ Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung;

+ Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung.

- Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.

- Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

Kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ vào đầu hay cuối kỳ kế toán?

Kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ vào đầu hay cuối kỳ kế toán? (Hình từ Internet)

Kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ vào đầu hay cuối kỳ kế toán?

Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ như sau:

Điều 19. Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
b) Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
c) Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
d) Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
...

Như vậy, cuối kỳ kế toán, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Lưu ý: Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ được quy định thế nào?

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

Số dư bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.


Thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai thêm hàng hóa dịch vụ mua vào áp thuế GTGT 8% vào Phụ lục giảm thuế GTGT theo NQ 142/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ nào áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT trong dịch vụ vận tải quốc tế? Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất sửa đổi quy định về thời điểm xác định thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán bò giống có phải đóng thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ dùng để làm gì? Có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ vào đầu hay cuối kỳ kế toán?
Tác giả:
Lượt xem: 39

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;