Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện như thế nào?

Hiện nay tiến hành kê khai thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?

Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định việc kê khai tối thiểu toàn cầu như sau:

- Đối với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn:

Thời hạn nộp Tờ khai thông tin, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung: Chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.

- Đối với quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu:

Thời hạn nộp Tờ khai thông tin, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung:

Chậm nhất là 18 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với năm đầu tiên; chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với các năm tiếp theo.

Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện như thế nào?

Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

07 đối tượng được áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định 07 đối tượng không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu bao gồm:

- Tổ chức của chính phủ;

- Tổ chức quốc tế;

- Tổ chức phi lợi nhuận;

- Quỹ hưu trí;

- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;

- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;

- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định trên.

Tập đoàn áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được quy định trong Nghị quyết 107 là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là các quy định tại Nghị quyết này và các quy định của Chính phủ phù hợp với bộ quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu).
2. Tập đoàn là một trong các trường hợp sau đây:
a) Tập hợp các công ty, tổ chức có mối quan hệ liên kết thông qua việc sở hữu hoặc kiểm soát, theo đó các loại tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và lưu chuyển tiền tệ của các công ty, tổ chức đó được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao và các công ty, tổ chức được loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất do quy mô, yếu tố trọng yếu hoặc được nắm giữ để bán;
b) Một công ty cư trú tại một nước và có một hoặc nhiều cơ sở thường trú tại nước khác với điều kiện công ty đó không phải là một công ty, tổ chức của một tập đoàn khác.
3. Tập đoàn đa quốc gia là tập đoàn có ít nhất một đơn vị hợp thành hoặc một cơ sở thường trú không cư trú tại cùng nước với công ty mẹ tối cao.
4. Công ty mẹ tối cao là công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia có quyền kiểm soát, quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các công ty, tổ chức khác của một tập đoàn đa quốc gia, không bị kiểm soát, sở hữu bởi bất kỳ công ty, tổ chức nào khác và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào khác trên toàn cầu.
5. Công ty mẹ trung gian là đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia (không phải là công ty mẹ tối cao, công ty mẹ bị sở hữu một phần, cơ sở thường trú hoặc công ty đầu tư) trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ quyền sở hữu trong một đơn vị hợp thành khác trong cùng tập đoàn đa quốc gia đó.
6. Công ty mẹ bị sở hữu một phần là đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia (không phải là công ty mẹ tối cao, cơ sở thường trú hoặc công ty đầu tư) đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ quyền sở hữu đơn vị hợp thành khác của tập đoàn đa quốc gia đó;
b) Có hơn 20% quyền hưởng lợi nhuận bị các công ty, tổ chức khác không phải đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia đó nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
...

Theo đó, Nghị quyết 107/2023/QH15 đã giải thích rõ tập đoàn áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là một trong các trường hợp sau đây:

- Tập hợp các công ty, tổ chức có mối quan hệ liên kết thông qua việc sở hữu hoặc kiểm soát, theo đó các loại tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và lưu chuyển tiền tệ của các công ty, tổ chức đó được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao và các công ty, tổ chức được loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất do quy mô, yếu tố trọng yếu hoặc được nắm giữ để bán;

- Một công ty cư trú tại một nước và có một hoặc nhiều cơ sở thường trú tại nước khác với điều kiện công ty đó không phải là một công ty, tổ chức của một tập đoàn khác.

Kê khai thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cung cấp ở nước ngoài khai thuế theo tháng hay theo quý?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng vào chỉ tiêu nào trên tờ khai 01/GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế phải kê khai thuế theo nguyên tắc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân bán hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường thì kê khai thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải kê khai thuế giá trị gia tăng với cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường?
Tác giả:
Lượt xem: 225

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;