Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro trong quản lý thuế theo Quyết định 18/QĐ-TCT?
Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro trong quản lý thuế theo Quyết định 18/QĐ-TCT?
Căn cứ tại Điều 7 Nội dung Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 hướng dẫn xây dựng bộ chỉ số tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
Bước 1 - Xác định mục tiêu, yêu cầu để xây dựng, thiết lập bộ chỉ số tiêu chí.
(1) Xây dựng, thiết lập bộ chỉ số tiêu chí theo kế hoạch:
- Vào quý 4 hàng năm, Ban Quản lý rủi ro lập kế hoạch xây dựng, sửa đổi, bổ sung bộ chỉ số tiêu chí trên cơ sở báo cáo đánh giá thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ và theo đề nghị của các đơn vị nhằm đáp ứng theo yêu cầu quản lý thuế.
- Thông báo kế hoạch xây dựng, sửa đổi, bổ sung bộ chỉ số tiêu chí tới các đơn vị chuyên môn đề nghị tham gia ý kiến làm cơ sở báo cáo Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch và phân công thực hiện.
(2) Xây dựng, thiết lập bộ chỉ số tiêu chí theo thời điểm:
- Việc xây dựng, thiết lập bộ chỉ số tiêu chí theo thời điểm nhằm phân tích kịp thời các dấu hiệu rủi ro, cảnh báo rủi ro cho công tác quản lý thuế do các Vụ/Đơn vị, Cục Thuế đề xuất.
- Ban Quản lý rủi ro tiếp nhận thông tin, dấu hiệu rủi ro, kế hoạch kiểm soát rủi ro, danh sách người nộp thuế rủi ro (nếu có) có tính ưu tiên cao do các Vụ/đơn vị, Cục Thuế đề xuất. Trường hợp cần thiết phải đưa vào áp dụng ngay để hạn chế rủi ro cao, Ban Quản lý rủi ro trình Tổng cục Thuế chủ trương điều chỉnh bộ chỉ số tiêu chí ngoài kế hoạch.
Bước 2 - Xây dựng bộ chỉ số tiêu chí.
Trên cơ sở kế hoạch xây dựng, chủ trương điều chỉnh, bổ sung bộ chỉ số tiêu chí được phê duyệt, Ban Quản lý rủi ro thực hiện:
- Xây dựng dự thảo khung bộ chỉ số tiêu chí đưa vào ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro hoặc đề nghị Cục Công nghệ thông tin phối hợp cung cấp dữ liệu để phân tích mức độ trọng yếu của chỉ số tiêu chí, đưa ra mức độ rủi ro của mỗi chỉ số tiêu chí.
- Lấy ý kiến tham gia của các Vụ/Đơn vị, Cục Thuế về nội dung, mức độ rủi ro và tính trọng yếu của bộ chỉ số tiêu chí.
- Tổng hợp, trình Tổng cục ban hành bộ chỉ số tiêu chí theo quy định.
Bước 3 - Ứng dụng bộ chỉ số tiêu chí trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
- Ban Quản lý rủi ro phối hợp với Cục Công nghệ thông tin thực hiện thiết lập bộ chỉ số tiêu chí trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
- Trong quá trình áp dụng bộ chỉ số tiêu chí, trường hợp cần điều chỉnh điểm, trọng số chỉ số tiêu chí để phù hợp với yêu cầu quản lý, bám sát theo từng thời điểm, Ban Quản lý rủi ro tổng hợp ý kiến đề xuất, trình Tổng cục Thuế phê duyệt và phối hợp với Cục Công nghệ thông tin thiết lập trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế.
Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro trong quản lý thuế theo Quyết định 18/QĐ-TCT? (Hình từ Internet)
Trình tự đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế?
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Nội dung Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023.
Theo đó, việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Thứ hai: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
Thứ ba: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
Nguyên tắc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nội dung Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 nêu rõ nguyên tắc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế như sau:
- Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.
- Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả người nộp thuế.
- Tùy yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thuế, mỗi phân đoạn người nộp thuế hoặc mỗi đối tượng người nộp thuế sẽ được phân loại mức độ rủi ro tổng thể và có thể được phân loại mức độ rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế.
- Đối với phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý thuế để thực hiện phân loại định kỳ theo số lần trong năm, một (01) lần hoặc nhiều lần, như nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế); hoặc phân loại định kỳ theo tháng, quý và phân loại tức thời khi phát sinh hồ sơ nghiệp vụ (như nghiệp vụ hoàn thuế).
- Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ mới nhất năm 2024?
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ là mẫu nào theo Thông tư 78?
- Thuế chuyển nhượng bất động sản năm 2024 là gi?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
- Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu phần trăm?
- Giảm thuế GTGT 8% đến khi nào?
- Còn hơn 1 tháng nữa sẽ hết giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8 phần trăm trong năm 2024 đúng không?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?