Hướng dẫn khai Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện?
Mẫu Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện là mẫu nào?
Mẫu Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện (Mẫu 01-2/GTGT) được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ >>> Mẫu 01-2/GTGT
Hướng dẫn khai mẫu Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện?
Sau đây là hướng dẫn cách khai mẫu Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo Mẫu 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
- Cột chỉ tiêu [07], [08]: Khai tên huyện, tỉnh nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện và nơi có nhà máy thủy điện. Trường hợp một nhà máy đóng trên nhiều huyện do cùng một cơ quan thuế quản lý thì chọn 1 huyện trong các huyện nơi có nhà máy để kê khai vào chỉ tiêu này.
- Cột chỉ tiêu [09]: Chỉ khai cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ.
- Cột chỉ tiêu [10]: Người nộp thuế tự xác định số thuế GTGT phải nộp của nhà máy thủy điện để kê khai vào chỉ tiêu [10a], [10b], các ô còn lại để trống.
- Cột chỉ tiêu [11]: Khai tỷ lệ phân bổ cho từng tỉnh theo tỷ lệ giá trị đầu tư nhà máy thủy điện trên từng tỉnh.
- Cột chỉ tiêu [12]: Số thuế phải nộp cho từng tỉnh, được xác định bằng số thuế phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ phân bổ cho từng tỉnh.
Hướng dẫn khai Phụ lục bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện? (Hình từ Internet)
Phương pháp phân bổ thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh ra sao?
Phương pháp phân bổ thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
...
2. Phương pháp phân bổ:
...
d) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
d.1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
d.2) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm d.1 khoản này mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
d.3) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại điểm d.1 và d.2 khoản này là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
đ) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.
Căn cứ trên quy định phương pháp phân bổ thuế GTGT phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh như sau:
Số thuế GTGT phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng | = | Số thuế GTGT phải nộp của nhà máy thủy điện | x | Tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện |
- Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?
- Doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào?
- Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh qua sàn thương mại điện tử sẽ phải nộp thuế TNDN?
- Dự kiến giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?
- Khi nào thì hộ kinh doanh được xóa nợ tiền thuế?
- Có phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với kinh doanh bị phá sản không?
- Thời điểm phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế là khi nào?
- Hồ sơ khai thuế liên quan đến đất đai có thời hạn nộp khi nào?
- Trường hợp nào Hội đồng tư vấn thuế được thành lập lại các thành viên?