Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như thế nào từ 01/07/2025?

Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định như thế nào về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại?

Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như thế nào từ 01/07/2025?

Căn cứ khoản 6 Điều 15 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như sau:

- Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như thế nào từ 01/07/2025?

Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như thế nào từ 01/07/2025? (Hình từ Internet)

Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại gồm những gì?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như sau:

(1) Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do chủ chương trình, dự án trực tiếp quản lý, thực hiện:

- Bản sao Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại; bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 90 Nghị định 114/2021/NĐ-CP.

- Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 90 Nghị định 114/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định 11/2020/NĐ-CP.

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo Phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA cho chủ chương trình, dự án về hình thức cung cấp chương trình, dự án ODA là ODA không hoàn lại thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp chủ dự án giao một phần hoặc toàn bộ dự án cho đơn vị, tổ chức khác quản lý, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA không hoàn lại nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.4 khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì ngoài các tài liệu theo điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC, còn phải có thêm bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của chủ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức đề nghị hoàn thuế.

- Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ dự án với nhà thầu chính thể hiện giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại tiết c.1.1, c.1.4, c.1.5, c.1.6 điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

(2) Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện:

- Bản sao Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại; bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 90 Nghị định 114/2021/NĐ-CP.

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo Phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Trường hợp Nhà tài trợ chỉ định Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án (trừ trường hợp quy định tại tiết c.2.3 điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC) nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại tiết c.1.1 điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì phải có thêm các tài liệu sau:

+ Bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của nhà tài trợ cho Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức do nhà tài trợ chỉ định;

+ Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện của nhà tài trợ, tổ chức do nhà tài trợ chỉ định.

- Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu quy định tại tiết c.2.1 điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính hoặc bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của nhà tài trợ về hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính bao gồm các thông tin: số hợp đồng, ngày ký kết hợp đồng, thời hạn hợp đồng, phạm vi công việc, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại tiết c.1.1, c.2.2, c.2.3 điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

Thẩm quyền quyết định hoàn thuế kể từ ngày 01/01/2025 là ai?

Căn cứ Điều 76 Luật Quản lý thuế 2019 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/01/2025) quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định hoàn thuế sẽ bao gồm:

- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

- Cục trưởng Cục Thuế

- Chi cục trưởng Chi cục Thuế

- Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Hoàn thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025 cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại như thế nào từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đầu tư từ ngày 01/07/2025 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung thêm 1 trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp thông thường chuyển thành doanh nghiệp chế xuất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 01-3b/HT)?
Tác giả:
Lượt xem: 54

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;