Hóa đơn thuế điện tử là gì? Nguyên tắc sử dụng hóa đơn thuế điện tử ra sao?
Hóa đơn thuế điện tử là gì?
Hiện nay không có định nghĩa về hóa đơn thuế điện tử. Tuy nhiên có thể căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
- Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Như vậy, đối chiếu quy định có thể suy ra rằng hóa đơn thuế điện tử là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
*Lưu ý: Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
Hóa đơn thuế điện tử là gì? Nguyên tắc sử dụng hóa đơn thuế điện tử ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn thuế điện tử ra sao?
Căn cứ Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử cụ thể như sau:
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.
- Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
Cơ sở dữ liệu về hóa đơn thuế điện tử như thế nào?
Căn cứ Điều 93 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử như sau:
- Cơ quan thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận hành, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin về hóa đơn; xây dựng định dạng chuẩn về hóa đơn.
Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 91 của Luật Quản lý thuế 2019 sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và cơ quan khác có liên quan có trách nhiệm kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý với Bộ Tài chính để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy.
Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập, tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mẫu, quản lý sử dụng tem điện tử; quy định việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử; quy định cung cấp thông tin hóa đơn điện tử trong trường hợp không tra cứu được dữ liệu hóa đơn do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet.
- Từ ngày 01/01/2025, ô tô nào được miễn đăng kiểm lần đầu? Phí đăng kiểm hiện nay được tính như thế nào?
- Ngày 9 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp rơi vào ngày mấy năm 2025?
- Ngày 21 tháng Chạp là ngày gì? Thời hạn cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền cho hộ khoán rơi vào ngày 21 tháng Chạp?
- Cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được thay đổi như thế nào từ 01/01/2025?
- Không còn quy định về trả tiền lãi cho người nộp thuế nếu cơ quan thuế chậm hoàn thuế từ 01/01/2025 ?
- Bảng giá đất Hà Nội 2024 mới nhất như thế nào? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất?
- Đã có Quyết định 71 về Bảng giá đất Hà Nội thay thế Quyết định 30? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai là gì? Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bao gồm những gì?
- Thu nhập tính thuế là gì? Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế ra sao?
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?