Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền những đã chuyển thành hóa đơn giấy thì còn dùng để giao dịch được không?

Theo quy định hiện nay thì nếu hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền những đã chuyển thành hóa đơn giấy thì còn dùng để giao dịch được không?

Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền nhưng đã chuyển thành hóa đơn giấy thì còn dùng để giao dịch được không?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, theo quy định thì hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền nhưng đã chuyển thành hóa đơn giấy thuộc trường hợp loại trừ vì vậy vẫn còn có thể giao dịch, thanh toán.

Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền những đã chuyển thành hóa đơn giấy thì còn dùng để giao dịch được không?

Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền những đã chuyển thành hóa đơn giấy thì còn dùng để giao dịch được không? (Hình từ Internet)

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử hai bên có cần phải niêm yết lại không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về việc Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử như sau:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
1. Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn
a) Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm;
c) Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
d) Hóa đơn điện tử do tổ chức được ủy nhiệm lập là hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế và phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm;
đ) Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm niêm yết trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết về việc ủy nhiệm lập hóa đơn. Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên thì bên ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm hủy các niêm yết, thông báo trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ủy nhiệm lập hóa đơn;
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì khi Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử hai bên đều cần phải có trách nhiệm niêm yết trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế ra sao?

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như sau:

- Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ xử lý sự cố.

Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.

Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.

Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.

Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

- Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.

- Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Định dạng hóa đơn điện tử có mấy phần? Cá nhân kinh doanh có hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì trong bao lâu phải tiêu hủy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử cần đáp ứng tiêu chí về chủ thể như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử khi thay đổi đơn vị hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty xuất hóa đơn tại địa chỉ nào khi chưa cập nhật địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải đăng ký lại thông tin sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thay đổi đơn vị hành chính cấp xã tại TP HCM không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng hóa đơn điện tử có được lập bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra kèm theo hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí nhân sự của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử bằng hình thức gửi trực tiếp cần đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử phải hiển thị đầy đủ, chính xác không gây hiểu sai lệch đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế đặt in sẽ bán cho những đối tượng nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 70

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;