Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào?

Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào? Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa ra sao?

Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về loại hóa đơn như sau:

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

[1] Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

[2] Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào?

Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào? (Hình Từ Internet)

Thời điểm lập hóa đơn bán hàng là khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về thời điểm lập hóa đơn bán hàng như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...

Như vậy, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa có phải là hành vi trốn thuế không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về hành vi trốn thuế như sau:

Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì việc không xuất hóa đơn khi bán hàng là hành vi trốn thuế.

Những hành vi nào bị cấm trong việc xuất hóa đơn?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm trong việc xuất hóa đơn như sau:

- Đối với công chức thuế

+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Hóa đơn bán hàng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất hóa đơn bán hàng thuế GTGT 8% theo NĐ94 và phát hiện hóa đơn có sai sót sau 01/7/2024 thì hóa đơn điều chỉnh có áp dụng thuế GTGT 8% không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải File Excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 24

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;