Hộ kinh doanh mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có nghĩa vụ gì trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
- Hộ kinh doanh mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có mã số thuế thế nào?
- Hộ kinh doanh thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có nghĩa vụ gì trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
- Hộ kinh doanh sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh còn sử dụng được không?
Hộ kinh doanh mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có mã số thuế thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng đăng ký thuế
1. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế.
b) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế.
2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
...
i) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).
...
Và căn cứ Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định như sau:
Cấu trúc mã số thuế
...
h) Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác theo quy định tại Điểm i, k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này được cấp mã số thuế 10 chữ số cho người đại diện hộ gia đình, người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân và cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
i) Tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có một hoặc nhiều hợp đồng ủy nhiệm thu với một cơ quan thuế thì được cấp một mã số thuế nộp thay để nộp khoản tiền đã thu của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, hộ kinh doanh mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới được cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.
Ngoài ra, người đại diện hộ kinh doanh cũng được cấp mã số thuế 10 chữ số trong trường hợp này.
Hộ kinh doanh mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có nghĩa vụ gì trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có nghĩa vụ gì trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định hộ kinh doanh thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới có nghĩa vụ sau trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm:
- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Hộ kinh doanh sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh còn sử dụng được không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả
1. Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này:
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện:
a.1) Ban hành Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
...
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu thực hiện:
b.1) Thực hiện các công việc quy định tại Điểm a.2, a.3 Khoản này đối với các khoản thu phát sinh trên địa bàn.
b.2) Cập nhật thông tin người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với khoản thu thuộc cơ quan thuế quản lý vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo ngày người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý khoản thu.
c) Riêng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hoạt động kinh doanh, mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh vẫn được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế cho cá nhân.
...
Theo đó, hộ kinh doanh sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hoạt động kinh doanh, mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh vẫn được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế cho cá nhân.
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?