Hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29 phải đóng thuế như thế nào?

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, nếu đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm thì cần phải đóng các loại thuế nào?

Hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29 phải đóng thuế GTGT như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...

Theo quy định nêu trên dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, hộ kinh doanh dạy thêm không phải đóng thuế GTGT.

Hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29 phải đóng thuế TNCN như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Do đó, hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch mới phải nộp thuế TNCN.

Từ 01/01/2026, ngưỡng doanh thu nộp thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh tăng lên 200 triệu đồng theo quy định tại Điều 5, Điều 17, khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.

Hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29 phải đóng thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29 phải đóng thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29 phải đóng lệ phí môn bài như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh dạy thêm được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm.

- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh dạy thêm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Lưu ý: Đối với lệ phí môn bài, hộ kinh doanh dạy thêm được miễn lệ phí môn bài nếu có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Và trong năm đầu tiên kể từ khi đăng ký hoạt động thì hộ kinh doanh dạy thêm cũng được miễn lệ phí này. (Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP)

Tác giả:
Lượt xem: 0
Cùng chủ đề
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;