Hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức, viên chức ngành Thuế có hành vi tham nhũng?
Hành vi tham nhũng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 giải thích hành vi tham nhũng là hành vi có liên quan đến tư cách, phẩm chất của công chức, viên chức làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức, viên chức ngành Thuế có hành vi tham nhũng?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 về các hình thức xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng như sau:
Công chức, viên chức ngành Thuế khi có hành vi tham nhũng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong 06 hình thức sau:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức, viên chức ngành Thuế có hành vi tham nhũng? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức ngành Thuế có hành vi tham nhũng được thực hiện ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 về nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật như sau:
Điều 23. Nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định tại Điều 2 Chương I Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Điều 3 Chương II Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
...
Tuy nhiên Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đã hết hiệu lực từ 20/09/2020 và nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Hiện nay, văn bản quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là Nghị định 112/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 20/09/2020).
Do đó, nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức ngành Thuế có hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) như sau:
- Bảo đảm khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
- Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.
- Có phải làm thủ tục chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Người lao động được thưởng cổ phiếu có phải khai thuế TNCN không?
- 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những mẫu nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?