Hình thức công khai thông tin người nộp thuế là gì?

Công khai thông tin người nộp thuế bằng các hình thức nào? Công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp nào?

Hình thức công khai thông tin người nộp thuế là gì?

Căn cứ tại khoản 19 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 thì thông tin người nộp thuế là thông tin về người nộp thuế và thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế do người nộp thuế cung cấp, do cơ quan quản lý thuế thu thập được trong quá trình quản lý thuế.

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì các hình thức công khai thông tin người nộp thuế gồm:

- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp;

- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;

- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật;

- Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.

Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:

- Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

- Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

- Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.

- Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.

- Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.

- Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

- Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.

Hình thức công khai thông tin người nộp thuế là gì?

Hình thức công khai thông tin người nộp thuế là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế ra sao?

Căn cứ tại Điều 98 Luật Quản lý thuế 2019 thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế như sau:

- Các cơ quan sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế:

+ Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp và cung cấp thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

+ Kho bạc Nhà nước cung cấp thông tin về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:

+ Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, cá nhân kinh doanh;

+ Cơ quan công an cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;

+ Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.

- Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế thông qua kết nối mạng trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử hằng ngày qua hệ thống thông tin người nộp thuế hoặc thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

Thông tin người nộp thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin có buộc phải thực hiện kê khai, nộp thuế Online hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin người nộp thuế có giá trị gì trong công tác quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức công khai thông tin người nộp thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tra cứu thông tin người nộp thuế bằng tài khoản giao dịch thuế điện tử thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế của các tổ chức, cá nhân có liên quan ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo mật thông tin người nộp thuế như thế nào?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;