Hệ thống lưu trữ ngành Thuế được quy định như thế nào?
Hệ thống lưu trữ ngành Thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015, Hệ thống lưu trữ của ngành Thuế bao gồm:
- Bộ phận Lưu trữ Tổng cục Thuế (Phòng Hành chính - Lưu trữ, Văn phòng Tổng cục Thuế).
- Phòng Hành chính - lưu trữ Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thuế thành phố Hà Nội; bộ phận lưu trữ Cục Thuế (Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố).
- Bộ phận Lưu trữ Chi cục Thuế (Đội Hành chính Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh).
Văn phòng Tổng cục Thuế có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thống nhất quản lý và là đầu mối chỉ đạo nghiệp vụ đối với công tác lưu trữ ngành Thuế; trao đổi và quan hệ giao dịch với Lưu trữ Bộ Tài chính; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các ngành liên quan (Theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015).
Lưu trữ ngành Thuế phải thực hiện các nhiệm vụ như thế nào?
Nhiệm vụ của Lưu trữ ngành Thuế được quy định tại Điều 2 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 như sau:
Lưu trữ ngành Thuế phải thực hiện nhiệm vụ lưu trữ hiện hành để quản lý hồ sơ, tài liệu thuộc đơn vị mình quản lý, cụ thể là:
(1) Tổ chức thu thập tài liệu vào lưu trữ hiện hành, bao gồm các công việc sau:
- Lập kế hoạch thu thập hồ sơ, tài liệu;
- Phối hợp với các đơn vị, cá nhân xác định hồ sơ, tài liệu cần thu thập;
- Hướng dẫn các đơn vị, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp và thống kê thành “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu”;
- Chuẩn bị kho tàng và các phương tiện cơ sở vật chất để tiếp nhận tài liệu;
- Tổ chức tiếp nhận tài liệu và lập “Biên bản giao nhận tài liệu”.
“Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và “Biên bản giao nhận tài liệu” được lập thành hai bản theo mẫu thống nhất do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hướng dẫn. Đơn vị hoặc cá nhân nộp lưu và bộ phận Lưu trữ của cơ quan Thuế giữ mỗi loại một bản.
(2) Bảo vệ, bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu;
(3) Phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ;
(4) Phân loại, chỉnh lý, sắp xếp tài liệu; lựa chọn hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu để giao nộp vào lưu trữ lịch sử; tiến hành các thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, căn cứ Điều 16 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 quy định về quyền hạn, trách nhiệm của công chức, viên chức làm công tác lưu trữ như sau:
- Yêu cầu công chức, viên chức cơ quan Thuế thực hiện đúng Luật Lưu trữ và các quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về công tác lưu trữ;
- Kiến nghị đình chỉ những hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về công tác lưu trữ của quy chế này sau khi đã được nhắc nhở nhiều lần;
- Thực hiện sao lục, trích lục tài liệu lưu trữ cung cấp cho công chức, viên chức cơ quan Thuế và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp;
- Đề xuất ý kiến trong việc khen thưởng, kỷ luật, điều động, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức, viên chức làm công tác lưu trữ;
- Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế tổ chức theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
Lưu trữ ngành Thuế (Hình từ Internet)
Kinh phí cho hoạt động lưu trữ ngành Thuế được lấy từ đâu?
Kinh phí cho hoạt động lưu trữ ngành Thuế được quy định tại Điều 15 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 như sau:
- Đối với việc xây dựng kho lưu trữ thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính;
- Đối với việc cải tạo kho lưu trữ: Các Cục Thuế báo cáo Tổng cục xem xét quyết định;
- Đối với hoạt động thường xuyên cho công tác lưu trữ bao gồm các chi phí: thu thập, phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, tiêu hủy tài liệu; mua sắm trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ... được lấy từ kinh phí khoán của ngành Thuế. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ kinh phí cho công tác lưu trữ của đơn vị mình.
Trường hợp đặc biệt nhu cầu kinh phí cho việc chỉnh lý tài liệu do lịch sử để lại quá lớn thì Thủ trưởng cơ quan Thuế có tài liệu phải lập Đề án “Chỉnh lý khoa học tài liệu lưu trữ” báo cáo Tổng cục Thuế xem xét giải quyết.
Việc sử dụng và quản lý kinh phí cho hoạt động lưu trữ theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
- Ngày 10 tháng Chạp rơi vào ngày mấy dương lịch 2025? Ngày 10 tháng Chạp là ngày gì? Hạn cuối nộp lệ phí môn bài 2025 là khi nào?
- Mẫu giấy ủy quyền mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là mẫu nào?
- Mẫu kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia mới nhất năm 2024?
- Không đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế có tự động hoàn thuế TNCN không?
- Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?