Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn tính bằng công thức nào?

Công thức tính hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn?

Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?

Theo Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, trong đó chỉ đạo kiểm tra người nộp thuế xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn.

Theo đó, hệ số K được xây dựng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Một số chức năng chính như sau:

- Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

- Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.

Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn tính bằng công thức nào?

Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn tính bằng công thức nào? (Hình từ Internet)

Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn tính bằng công thức nào?

Căn cứ tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023, hệ số K được dùng để kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính bằng công thức sau:

K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn / (Tổng giá trị Hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn)

Theo đó, khi doanh nghiệp vượt ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đưa vào danh sách quản lý.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định về nội dung này như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.
Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định tại khoản 1, 3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế là 02 năm.

Ngoài ra, sau 2 năm thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn bị truy thu thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Xuất hóa đơn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số K kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất hóa đơn sai thời điểm thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao hàng trước xuất hóa đơn sau được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ đào tạo là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo Nghị định 123?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận chuyển bưu phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài thì xuất hóa đơn là 0% hay 10%?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhận tiền chạy quảng cáo cho sản phẩm của đối tác có phải xuất hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xăng có bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thu lãi tiền vay thì có xuất hóa đơn không?
Tác giả:
Lượt xem: 215

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;