Hàng hóa viện trợ không hoàn lại có được áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không?
- Hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Hàng hóa viện trợ không hoàn lại có được áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không?
- Trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có ghi về lý do quyết định hay không?
Hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
2. Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
.....
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
....
Như vậy, có thể thấy rằng đối chiếu quy định trên thì hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế sẽ là một trong những trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Hàng hóa viện trợ không hoàn lại có được áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa viện trợ không hoàn lại có được áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 131 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với hàng hóa hàng hóa viện trợ không hoàn lại không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan.
Trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có ghi về lý do quyết định hay không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 127 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Người ra quyết định;
d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
đ) Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
e) Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
g) Thời gian, địa điểm thực hiện;
h) Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
....
Theo quy định thì quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Người ra quyết định;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Thời gian, địa điểm thực hiện;
- Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Như vậy, trong nội dung khi ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ phải ghi rõ lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Ngày 12 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Tháng Chạp có những ngày lễ gì? Hạn nộp thuế rơi vào ngày lễ thì phải làm sao?
- Tra cứu thông báo chấp nhận nộp hồ sơ khai thuế của cơ quan thuế ở đâu?
- Hạn chót nộp thuế quý 4? Loại thuế nào khai theo quý?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hồ Chí Minh? Pháo hoa có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực trong bao lâu?
- Có phải làm thủ tục chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Người lao động được thưởng cổ phiếu có phải khai thuế TNCN không?
- 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những mẫu nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?