Hạn nộp báo cáo tài chính năm là khi nào? Chậm nộp báo cáo tài chính bị phạt bao nhiêu tiền?
Hạn nộp báo cáo tài chính năm là khi nào?
Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về thời hạn nộp báo tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
...
Như vậy, từ các quy định trên, có thể xác định thời hạn nộp báo cáo tài chính năm như sau:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
- Đối với các loại doanh nghiệp khác
+ Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Hạn nộp báo cáo tài chính năm là khi nào? Chậm nộp báo cáo tài chính bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chậm nộp báo cáo tài chính bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì hành vi chậm nộp báo cáo tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Trường hợp doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, mức phạt áp dụng cho cá nhân bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP.
Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính ở đâu?
Căn cứ Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nơi nộp báo cáo tài chính như sau:
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
+ Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
+ Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
- Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
- Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
- Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
- Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
- Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.
- Thời điểm xuất hoá đơn dịch vụ là khi thu tiền hay chưa thu tiền?
- Trong thời gian chờ kết quả giám định có tính tiền chậm nộp thuế đối với người nộp thuế không?
- Nội dung của hoá đơn điện tử xăng dầu gồm những gì?
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế khi nào?
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thời hiệu thi hành bao nhiêu năm?
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Tiền đóng bảo hiểm y tế có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không?
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công áp dụng cho những loại tài sản nào? Định dạng hóa đơn điện tử gồm mấy thành phần?
- Có phải hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ hay không?
- Tại sao không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp chế xuất?