Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?

Hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ có cần phải xây dựng thống nhất không? Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống phần mềm để quản lý hóa đơn chứng từ thuế như sau:

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
2. Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì? (Hình từ Internet)

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật xử lý thông tin về hóa đơn điện tử như thế nào?

Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ
1. Xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ
a) Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ là tập hợp các dữ liệu thông tin hóa đơn, chứng từ được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ do cơ quan thuế quản lý được Tổng cục Thuế, Kho Bạc Nhà nước phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin; thông báo hủy hóa đơn, chứng từ; thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin về chứng từ gửi cơ quan thuế; thông tin khai thuế liên quan đến hóa đơn, chứng từ.
2. Thu nhập, cập nhật thông tin về hóa đơn, chứng từ
Thông tin về hóa đơn, chứng từ được thu thập dựa trên các thông tin mà người bán, người sử dụng có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, thông tin thu được từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
3. Xử lý thông tin về hóa đơn, chứng từ
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung quy định;
d) Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.
4. Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ theo quy định sau:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ và thực hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử nếu cần thiết;
b) Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn, chứng từ do các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ tại cơ quan thuế địa phương;
d) Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ.

Như vậy, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật xử lý thông tin về hóa đơn điện tử sẽ như sau:

- Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;

+ Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;

+ Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung quy định;

+ Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.

Hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ có cần phải xây dựng thống nhất không?

Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc chung
1. Hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn, bảo mật và an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ liệu về hóa đơn, chứng từ được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn, chứng từ phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
6. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn, chứng từ phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo các quy định của pháp luật.
7. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn, chứng từ được kết nối, trao đổi với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Như vậy, hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ phải được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Hóa đơn điện tử
Chứng từ điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chiết khấu thương mại bán hàng ngày BlackFriday khi lập hóa đơn điện tử có cần ghi khoản chiết khấu lên hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được thêm lo-go của công ty vào hóa đơn điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục Thuế đề nghị rà soát hóa đơn có nội dung không đúng là gian lận hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử được lưu trữ bằng phương tiện điện tử đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung của hoá đơn điện tử xăng dầu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử bán tài sản công áp dụng cho những loại tài sản nào? Định dạng hóa đơn điện tử gồm mấy thành phần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 53

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;