Góp phần bình ổn thị trường có phải là nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu?

Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu là gì? Ai có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất nhập khẩu?

Góp phần bình ổn thị trường có phải là nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định cụ thể về nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất như sau :

Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất
...
2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì góp phần bình ổn thị trường là nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu.

Góp phần bình ổn thị trường là nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu?

Góp phần bình ổn thị trường là nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất như sau:

[1] Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:

- Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;

- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

- Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

[2] Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.

[3] Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định.

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là khi nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định cụ thể về thời hạn nộp thuế như sau:

[1] Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

- Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

- Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

[2] Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định cụ thể về trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế như sau:

Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Như vậy, thông qua quy định trên thì thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Thuế xuất nhập khẩu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Góp phần bình ổn thị trường có phải là nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất của thuế xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng tàu biển xuất khẩu có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có phải chịu thuế xuất nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa viện trợ không hoàn lại có chịu thuế xuất nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu phim về hàng mẫu không nhằm mục đích thương mại có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh của doanh nghiệp có được đóng thuế xuất nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần đóng thuế khi nhập khẩu vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế xuất nhập khẩu phải nộp là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Máy móc nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 64

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;