Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 ngày mấy tháng mấy? Đây có phải là ngày nghỉ lễ dành cho công chức thuế không?
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 ngày mấy tháng mấy?
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 sẽ rơi vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tức là ngày 8 tháng 4 năm 2025 dương lịch (Thứ Ba).
Đây là ngày lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam, nhằm tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng – những người có công dựng nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Ngày này cũng là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc.
Lễ hội chính sẽ được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) với nhiều nghi lễ truyền thống như dâng hương, rước kiệu, biểu diễn văn hóa dân gian... Ngoài ra, nhiều địa phương trên cả nước cũng tổ chức các hoạt động kỷ niệm trang trọng.
Câu nói quen thuộc trong ngày này:
"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba!"
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 ngày mấy tháng mấy? Đây có phải là ngày nghỉ lễ dành cho công chức thuế không? (Hình từ Internet)
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 có phải là ngày nghỉ lễ dành cho công chức thuế không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (ngày 10 tháng 3 âm lịch) được quy định là ngày lễ, tết mà công chức thuế được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Ngoài ra, công chức thuế vẫn có thể xin nghỉ thêm vào ngày này bằng những cách sau:
(1) Nghỉ phép
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ có từ 12 - 16 ngày phép nếu làm đủ năm. Do vậy, nếu công chức thuế còn phép hoặc có thể được ứng phép trước thì có thể dùng ngày nghỉ phép này.
(2) Gộp phép
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, công chức thuế có thể thỏa thuận với cơ quan hoặc cấp trên để có thể nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Trong trường hợp, cấp trên đồng ý cho nghỉ gộp phép thì công chức thuế được hưởng nguyên lương đối với những ngày nghỉ đó.
(3) Xin nghỉ không lương
Công chức thuế có thể thỏa thuận với cơ quan, cấp trên của mình để được phép nghỉ không lương nếu đã hết ngày nghỉ phép hằng năm hoặc muốn tiết kiệm ngày phép.
Lưu ý: việc nghỉ thêm ngày bằng cách gộp phép hay cả nghỉ không lương đều phải có thỏa thuận và được sự đồng ý của cấp trên hoặc cơ quan đang công tác; nếu tự ý nghỉ, người lao động bị coi là tự ý nghỉ bỏ việc.
Công chức thuế trên mạng xã hội phải đáp ứng quy tắc ứng xử thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 3821/TCT-KTNB năm 2024 chấn chỉnh việc dùng mạng xã hội trong cơ quan đơn vị do Tổng cục Thuế ban hành:
Mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để mọi người liên lạc với nhau, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy khó lường đối với cá nhân, cơ quan tổ chức nơi người dùng mạng xã hội công tác.
Thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế có tiếp nhận một số phản ánh liên quan đến việc công chức thuế đăng thông tin chưa phù hợp lên mạng xã hội. Để tăng cường ý thức chấp hành quy định trong việc dùng mạng xã hội của công chức, viên chức, người lao động toàn ngành, Tổng cục Thuế yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện:
1. Quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động toàn ngành thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 847/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
Đồng thời, căn cứ tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BTTTT năm 2021 thì Quy tắc ứng xử chung của công chức thuế trên mạng xã hội như sau:
Quy tắc 1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quy tắc 2. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quy tắc 3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
Quy tắc 4. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.