Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất? Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện công việc gì?
Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất?
Ngày 05/12/2024, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã có Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18...Tải về về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa 15 và khóa 16 (nhiệm kỳ 2026 - 2031) được tinh gọn như sau:
- Có 13 bộ, 04 cơ quan ngang bộ (giảm 05 Bộ).
- Có 04 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 04 cơ quan thuộc Chính phủ).
- Tổ chức bên trong: Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối, giảm mạnh các tổng cục, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục.
Theo đó dự kiến tên gọi của 05 Bộ sau khi hợp nhất, sáp nhập, sắp xếp như sau:
(1) Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
(2) Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.
Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
(3) Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
(4) Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
(5) Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ
Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Xem thêm Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18...Tải về
Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất? (Hình ảnh từ Internet)
Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện công việc gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg có quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục thuế như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các khoản thu nội địa mà Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thuế được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế như sau:
(1) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:
- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;
- Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
(2) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế;
- Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.
(3) Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
(4) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
(5) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.
(6) Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:
- Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;
- Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.
(7) Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.
(8) Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:
- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;
- Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.
(9) Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
(10) Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
(11) Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.
(12) Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.
(13) Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
(14) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
(15) Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
(16) Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(17) Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
(18) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
(Lưu ý: Đã có Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18)
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?