Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào trong thời gian sắp tới? Cán bộ, công chức có phải đóng thuế TNCN?

Các bộ ngành nào dự kiến sẽ được sáp nhập trong thời gian sắp tới? Cán bộ, công chức có phải đóng thuế TNCN?

Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào trong thời gian sắp tới?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Phần 3 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 nêu rõ như sau:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
2- Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
...
2.2- Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương
- Thực hiện tăng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách theo mục tiêu đã đề ra; nghiên cứu việc giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp. Quy định số lượng với tỉ lệ hợp lý giữa lãnh đạo, uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội theo hướng giảm số lượng cấp phó và uỷ viên thường trực. Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
- Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành.
- Khẩn trương rà soát, cương quyết sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các bộ, ngành và các tổ chức trực thuộc các bộ, ngành; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Rà soát, sắp xếp theo hướng giảm các tổ chức phối hợp liên ngành, nhất là các tổ chức có bộ phận giúp việc chuyên trách.
- Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Giảm tối đa các ban quản lý dự án. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế; thực hiện cơ chế khoán kinh phí theo nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
- Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương để góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quy định rõ cơ chế phân cấp, uỷ quyền và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi được phân cấp, uỷ quyền giữa các cấp chính quyền địa phương.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.
- Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc, như: Thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.
- Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương xây dựng đề án riêng rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phù hợp với quy định chung của hệ thống chính trị và tính đặc thù của từng lực lượng.
- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…
- Tiếp tục nghiên cứu, từng bước sắp xếp thu gọn đầu mối cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầu công tác điều tra hình sự, phòng, chống tội phạm và phù hợp với tổ chức, hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.
...

Như vậy, có thể thấy một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương mà Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đề ra là tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới.

Theo đó, dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…

Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 15 vào tháng 7/2021, Chính phủ đề nghị Quốc hội, trước mắt "giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 như khóa 14" và đã được Quốc hội chấp thuận. Nên hiện nay vẫn chưa tiến hành sáp nhập các bộ và cơ quan ngang bộ.

Xem thêm:

>>> Thời điểm dự kiến sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18?

Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào trong thời gian sắp tới?

Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào trong thời gian sắp tới? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu cụ thể từ năm 2024 đến năm 2030 tại Nghị quyết 18 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Phần 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 nêu rõ mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;

(2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;

(3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

(4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

(5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá 12 về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".

Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế?

Vừa qua, tin vui đối với cán bộ, công chức khi được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Tuy nhiên. số tiền lương thực chất được nhận cũng không nhiều đáng kể bởi vì khi lương tăng thì sẽ phải nộp thuế nhiều hơn do mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên.

Theo đó, căn cứ tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14) có quy định như sau:

Từ ngày 01/07/2024, cán bộ, công chức, viên chức có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng mà không có người phụ thuộc sẽ phải đóng thuế TNCN.

Đóng thuế tncn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương vẫn tham gia BHXH? Trường hợp nào NLĐ không đóng thuế TNCN đối với khoản tiền mua bảo hiểm do doanh nghiệp chi trả?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tiền thưởng của CBCCVC theo lương cơ sở mới tại Nghị định 73? Tiền thưởng của CBCCVC có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có doanh thu từ bán hoa, cây cảnh ngày Tết có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng cuối năm có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp khu vực mức bao nhiêu so với mức lương tối thiểu chung thì phải đóng thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào trong thời gian sắp tới? Cán bộ, công chức có phải đóng thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn dò xổ số Miền Nam? Trúng số độc đắc được nhận tiền thưởng sau thuế là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết mẫu 01b-hsb bhxh như thế nào? Tiền trợ cấp một lần khi sinh con có phải đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không có người phụ thuộc thì mức lương đóng thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 2152
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;