Dự kiến giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp?
Dự kiến giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp?
Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ có 04 chương và 30 điều luật.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp...Tải về
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung mức thuế suất dự kiến thấp hơn so với quy định hiện hành dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 10 Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức thuế 15% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không vượt quá 3 tỷ đồng và 17% cho doanh nghiệp có tổng doanh thu từ trên 3 tỷ đồng đến không quá 50 tỷ đồng.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 15% hoặc 17% là tổng doanh thu của năm trước liền kề. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, Chính phủ sẽ quy định chi tiết cách xác định tổng doanh thu để phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tế. Mức thuế suất này không áp dụng cho công ty con hoặc công ty có quan hệ liên kết mà doanh nghiệp trong quan hệ liên kết không đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất.
Dự kiến giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ? (Hình từ Internet)
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp:
+ Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
+ Đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về người nộp thuế như sau:
- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
+ Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
- Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.ện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
- Thuốc Ecotraz 250 dùng để trị ve rận trên gia súc chịu thuế VAT bao nhiêu %?
- Công ty nhập khẩu mặt hàng túi lấy máu thì áp dụng thuế suất thuế GTGT bao nhiêu %?
- Chiết khấu thương mại là gì? Giá tính thuế GTGT với hàng hóa chiết khấu thương mại?
- Dịch vụ nạo vét kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải chịu thuế GTGT?
- Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán phụ thu (Mẫu 02/PTHU-DK) mới nhất 2025?
- Có phải lập hóa đơn đối với hàng hóa dùng để khuyến mại không?
- Cá nhân không cư trú là gì? Cá nhân không cư trú chịu thuế TNCN trên phạm vi thế nào?
- Thu nhập vãng lai gồm các khoản nào? Thu nhập vãng lai có bị khấu trừ thuế không?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Có chịu thuế TNCN không?
- Xăng dầu có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì xăng dầu chịu thuế GTGT bao nhiêu?