Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào?

Trong kế toán thuế nội địa thì đơn vị tiền tệ được quy định như thế nào?

Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế như sau:

- Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế là đồng Việt Nam, được dùng để ghi sổ kế toán thuế, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế.

- Trường hợp cơ quan thuế trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam khi thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế để ghi sổ kế toán thuế, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế bằng đồng Việt Nam. Cụ thể như sau:

+ Tỷ giá quy đổi số phải thu trong trường hợp người nộp thuế khai thuế bằng ngoại tệ là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) quy định tại thời điểm hạch toán.

+ Tỷ giá quy đổi số đã thu trong trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng ngoại tệ là tỷ giá hạch toán trên chứng từ hạch toán thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước truyền sang cơ quan thuế.

+ Tỷ giá quy đổi số nộp thừa bằng ngoại tệ được xử lý bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hoàn trả ra đồng Việt Nam là tỷ giá quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 25 và khoản 4 Điều 46 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào?

Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Kỳ kế toán thuế nội địa năm đầu tiên của đơn vị kế toán thuế mới thành lập từ thời điểm nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:

Kỳ kế toán thuế
1. Kỳ kế toán thuế được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, bao gồm 4 ký tự, cụ thể:
a) Kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
b) Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
c) Kỳ kế toán thuế cuối cùng của đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tính từ đầu ngày 01 tháng 01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.
d) Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...

Như vậy, theo quy định, kỳ kế toán thuế nội địa năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Phê duyệt báo cáo kế toán thuế nội địa trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 29 Thông tư 111/2021/TT-BTC có quy định về thời hạn của đơn vị kế toán phê duyệt báo cáo kế toán thuế nội địa như sau:

Báo cáo kế toán thuế
...
3. Lập báo cáo kế toán thuế
a) Trước khi đóng kỳ kế toán thuế, bộ phận kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu đã hạch toán đảm bảo khớp đúng với các hồ sơ nghiệp vụ của các bộ phận nghiệp vụ.
b) Đơn vị kế toán thuế phối hợp với Kho bạc Nhà nước liên quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
c) Đơn vị kế toán thuế lập báo cáo kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử. Báo cáo được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử và giấy tại đơn vị kế toán thuế.
4. Cục Thuế tổng hợp báo cáo kế toán thuế của các đơn vị kế toán thuế trên địa bàn cấp tỉnh, Cục Thuế doanh nghiệp lớn tổng hợp báo cáo kế toán thuế trên các địa bàn do Cục Thuế được giao nhiệm vụ thu, Tổng cục Thuế tổng hợp báo cáo kế toán thuế của các đơn vị kế toán thuế trên toàn quốc.
5. Đơn vị kế toán là Chi cục Thuế khu vực, Chi cục Thuế phê duyệt báo cáo kế toán thuế chậm nhất là 20 ngày sau khi đóng kỳ kế toán thuế; đơn vị kế toán là Cục Thuế phê duyệt báo cáo kế toán thuế chậm nhất là 30 ngày sau khi đóng kỳ kế toán thuế.
6. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo kế toán thuế được quy định chi tiết tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, đơn vị kế toán phê duyệt báo cáo kế toán thuế nội địa trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày sau khi đóng kỳ kế toán thuế đối với đơn vị kế toán là Chi cục Thuế khu vực, Chi cục Thuế và chậm nhất là 30 ngày sau khi đóng kỳ kế toán thuế đối với đơn vị kế toán là Cục Thuế.

Kế toán thuế nội địa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài khoản kế toán thuế nội địa gồm bao nhiêu loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế nội địa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày hạch toán kế toán thuế nội địa là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hệ kế toán thuế nội địa là ứng dụng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/SO-KTT Bảng cân đối tài khoản kế toán thuế nội địa?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào bắt đầu kỳ kế toán thuế nội địa năm 2025 và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế toán thuế nội địa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác kế toán thuế nội địa bao gồm các công việc gì?
Tác giả:
Lượt xem: 30

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;