Đối tượng nào phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Đối tượng nào phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Theo Điều 1 Luật Thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 và Điều 1 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định về đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm:
+ Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;
+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã;
+ Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
- Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đối tượng nào phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp? (Hình từ Internet)
Đất nào sẽ phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Theo Điều 2 Luật Thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 và Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định về đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
- Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
- Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...
- Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
- Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Theo Điều 3, Điều 4 Luật Thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 và Điều 3, Điều 4 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất rừng tự nhiên;
- Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
- Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
- Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
- Đất chuyên dùng theo quy định của Luật Đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;
- Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định Luật Đất đai.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sẽ không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thu thuế, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?
Theo Chương 4 Luật Thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 quy định về việc thu thuế, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
- Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế.
Trong trường hợp đặc biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Kết thúc năm thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế phải quyết toán kết quả thu thuế của từng hộ và báo cáo quyết toán thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời niêm yết công khai cho nhân dân biết.
- Từ ngày 01/01/2025, ô tô nào được miễn đăng kiểm lần đầu? Phí đăng kiểm hiện nay được tính như thế nào?
- Ngày 9 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp rơi vào ngày mấy năm 2025?
- Ngày 21 tháng Chạp là ngày gì? Thời hạn cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền cho hộ khoán rơi vào ngày 21 tháng Chạp?
- Cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được thay đổi như thế nào từ 01/01/2025?
- Không còn quy định về trả tiền lãi cho người nộp thuế nếu cơ quan thuế chậm hoàn thuế từ 01/01/2025 ?
- Bảng giá đất Hà Nội 2024 mới nhất như thế nào? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất?
- Đã có Quyết định 71 về Bảng giá đất Hà Nội thay thế Quyết định 30? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai là gì? Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bao gồm những gì?
- Thu nhập tính thuế là gì? Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế ra sao?
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?