Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bỏ trốn mà cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế thì xử lý thế nào?

Xử lý như thế nào trong trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế khi doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đã bỏ trốn?

Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bỏ trốn mà cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế thì xử lý thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu như sau:

Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
...
4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bỏ trốn mà cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế thì cơ quan hải quan sẽ sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác để tính thuế.

Ngoài ra, sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bỏ trốn mà cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế thì xử lý thế nào?

Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bỏ trốn mà cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ tính thuế xuất khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm?

Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về căn cứ tính thuế xuất khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như sau:

- Số tiền thuế xuất khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

Phương pháp tính thuế xuất khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 37 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế xuất khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như sau:

- Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan

x

Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa

x

Thuế suất của từng mặt hàng

Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;

- Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu và thuế suất từng mặt hàng.

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

- Ngoài ra, thuế xuất khẩu sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Định mức để tính thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bỏ trốn mà cơ quan hải quan không xác định được định mức để tính thuế thì xử lý thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 28

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;